Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

'Số phận' mịt mờ của vụ kiện đòi bồi thường oan sai 64 tỷ đồng

“Làm thiệt hại cho nhà nước 2 triệu đồng đã bị xử lý, các cơ quan tố tụng gây thiệt hại cho công dân hàng chục tỷ đồng mà cứ kéo dài mãi thì ai chịu được?”, đại biểu Bùi Văn Xuyền chất vấn về vụ án ông Lương Ngọc Phi dai dẳng đã hơn 10 năm. Tin nhanh    
 
Giám đốc bị bác đơn kiện đòi bồi thường 64 tỷ đồng

Sáng 17/11, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) chất vấn dồn dập Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về bồi thường oan sai đối với ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình).

Đại biểu Xuyền thông tin, ông Phi là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu, năm 1999 bị TAND tỉnh Thái Bình kết án 17 năm tù vì hai tội Trốn thuế và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 7 tháng sau, ông Phi được Toà phúc thẩm tuyên trắng án. Tháng 3/2001 ông được thả. Hai năm sau, ông Phi được xin lỗi công khai.

Mất mát quá nhiều vì sai phạm của các cơ quan tố tụng, ông Phi yêu cầu được bồi thường gần 22 tỷ đồng do tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế và thiệt hại về tài sản. Nhiều năm theo đuổi vụ kiện, tháng 8/2013 ông được TAND thành phố Thái Bình ra phán quyết buộc toà tỉnh bồi thường. Chờ đợi thời gian dài không nhận được tiền, ông Phi khởi kiện Công an và TAND tỉnh Thái Bình, yêu cầu bồi thường 64 tỷ đồng.


Đại biểu Bùi Văn Xuyền tại phiên chất vấn sáng 17/11.


“Đã hơn 11 năm kể từ ngày ông Phi làm đơn yêu cầu bồi thường oan sai, 4 phiên tòa, 6 lần thương lượng đã diễn ra nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết”, ông Xuyền bức xúc.

Đại biểu này cho hay, Tòa Thái Bình đã thống nhất đền bù hơn 21 tỷ đồng (26/8/2013). Nhưng suốt hơn một năm bản án không được thi hành, TAND Tối cao sau đó hủy án, buộc Tòa Thái Bình bồi thường 23 tỷ. Tòa Thái Bình lại kháng cáo nói không phải bồi thường.

“Thời gian lâu quá, kéo dài nỗi đau cho gia đình họ. Chánh án có biện pháp gì xử lý không và có cam kết giải quyết trước Quốc hội không vì có dư luận vụ án có thể kéo dài sang khóa sau?”, ông Xuyền hỏi dồn.

Trả lời thắc mắc của đại biểu tỉnh Thái Bình, Chánh án Trương Hòa Bình khẳng định "đây là vụ án oan sai". Thực hiện theo đơn đề nghị bồi thường vào ngày 2/6/2006 của ông Phi, tại bản án sơ thẩm ngày 21/7/2009, TAND tỉnh Thái Bình bị buộc phải bồi thường cho ông 666 triệu đồng. Và tòa Thái Bình đã bồi thường xong”, Chánh án Bình thông tin.

Chánh án cho rằng yêu cầu bồi thường thứ hai của ông Phi là đòi bồi thường thiệt hại do 3 cơ quan (Công an, viện kiểm sát, tòa án) gây ra. Ông Phi có đơn ngày 8/1/2013 đòi bồi thường thiệt hại hơn 54 tỷ đồng. Bản án sơ thẩm ngày 26/8/2013 tòa Thái Bình quyết định bồi thường cho ông Phi 21,4 tỷ.

Sau xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Thái Bình lại yêu cầu TAND Tối cao thẩm định bản án theo trình tự giám đốc thẩm với lý do căn cứ bồi thường chưa đảm bảo khách quan. TAND Tối cao có quyết định kháng nghị vì nhận ra có những sai lầm nghiêm trọng trong định giá tài sản thu giữ của ông Phi...

Theo người đứng đầu ngành tòa án, Hội đồng thẩm phán TAND tỉnh Thái Bình chấp nhận hủy án để xử lại. Ngày 10/8, TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử buộc TAND Thái Bình bồi thường ông Phi 23 tỷ đồng. Án chưa có hiệu lực lại có kháng cáo của ông Phi nên việc giải quyết phải tiếp tục theo trình tự phúc thẩm.

“Việc oan sai xảy ra từ năm 1999 nhưng quá trình giải quyết việc bồi thường bắt đầu từ khi khởi kiện năm 2013 chứ không phải hàng chục năm”, ông Bình nói và cho hay chỉ có "cách giải quyết duy nhất là theo trình tự pháp luật"..

Chánh án Bình cho hay thẩm quyền thuộc về hội đồng thẩm phán phúc thẩm. "Chánh án không có quyền can thiệp. Đã oan phải bồi thường nhưng cũng phải đúng pháp luật”, Chánh án nói.


Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn.


Tuy nhiên, phần trả lời của Chánh án Trương Hòa Bình khôn làm đại biểu tỉnh Thái Bình thỏa mãn mà còn khiến ông chất vấn lần hai thêm gay gắt. “Chánh án trả lời thế thì tôi không cần chất vấn tại Quốc hội tới lần hai và tôi không thấy vai trò của Chánh án ở chỗ nào. Cử tri bức xúc là phải”, ông nói.

Đại biểu Xuyền còn cho rằng Chánh án cũng nói không đúng diễn biến của vụ việc. Vụ việc diễn ra suốt từ năm 2004. Đến năm 2006 Thường vụ Quốc hội phải giải quyết thì TAND tỉnh Thái Bình mới vào cuộc, chứ trước đó "còn đùn đẩy trách nhiệm".

"Vụ việc diễn biến từ 2004 chứ không phải 2013. Nếu mới từ năm 2013 thì tôi không chất vấn làm gì", đại biểu Xuyền nói.

Ông Xuyền nói nếu TAND tỉnh Thái Bình rút đơn kháng cáo bản án vừa tuyên, chấm dứt vụ việc thì nguyên đơn cũng rút đơn. “Họ đã quá mệt mỏi. Làm thiệt hại cho nhà nước 2 triệu đồng đã bị xử lý, ở đây gây thiệt hại cho công dân hàng chục tỷ mà cứ kéo dài mãi thì ai chịu được?”, ông nói và cho hay còn yêu cầu được làm việc riêng với Chánh án về vấn đề này. 

Sau ông Xuyền, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình về vụ án liên quan ông Nguyễn Văn Vĩnh (Tây Ninh). Theo đó, năm 1989 ông Vĩnh (Hòa Thành, Tây Ninh) nhận làm hơn 2km đường cho huyện Hòa Thành với chi phí 170 triệu đồng và được huyện này bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Hơn 20 năm đã trôi qua nhưng huyện này không quyết toán chi phí, còn ông Vĩnh bị ngân hàng đòi nợ. Mon an ngon     
Ông đã bị phát mãi mảnh đất đang sở hữu để trả nợ cho ngân hàng. Tháng 9 vừa qua, TAND huyện Hòa Thành mới tuyên ông thắng kiện và buộc Ủy ban huyện trên trả ông 44 triệu đồng. Tuy nhiên bản án chưa có hiệu lực vì cả ông Vĩnh và Ủy ban huyện Hòa Thành đều kháng cáo.

Theo Chánh án Bình, đây là vụ kiện dân sự và đang yêu cầu tòa án khẩn trương thụ lý. Vấn đề này ông sẽ trả lời chất vấn của đại biểu sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét