Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Vàng SJC sụt 700.000 đồng trong tháng



hị trường quốc tế tăng 8 USD khi chốt phiên Mỹ tối qua khiến giá trong nước sáng nay cũng đắt thêm 80.000 đồng so với hôm qua, nhưng mức tăng này không đáng kể so với những phiên đi xuống trước đó khiến giá vàng chốt tháng 11 giảm 700.000 đồng.  Tin nhanh      


Mở cửa ngày đầu tiên của tháng 12, Tập đoàn DOJI công bố giá mua bán vàng miếng SJC tăng 80.000 đồng bán ra và mua vào so với cuối ngày hôm qua, lên 33,06-33,12 triệu đồng một lượng. Nhưng nếu so với mức giá đầu tháng 11, mỗi lượng vàng hiện nay thấp hơn 700.000 đồng. Đây là mốc giảm điểm nhanh, mạnh nhất kể từ giữa tháng 8.

Cùng thời điểm, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng niêm yết mức giá 32,94-33,19 triệu đồng. Biên độ mua bán dao động 250.000 đồng.

Thị trường vàng thế giới đóng cửa ngày hôm qua tăng hơn 8 USD lên 1.065 USD một ounce sau khi xuất hiện động thái mua bắt đáy trên thị trường. Giá này quy đổi sang tiền Việt tương đương 28,91 triệu đồng mỗi lượng (chưa thuế, phí, gia công).




Giá vàng tăng sáng nay. Ảnh: PV.


Giá vàng trong nước những ngày qua diễn biến theo xu hướng tăng giảm nhiều chiều và khó xác định xu hướng chính. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh chậm hơn thế giới nên độ vênh hiện ở mức tương đối rộng khi dao động 4,1 triệu đồng. Champs Sports coupons    

Theo đánh giá của DOJI, với tâm lý đối lập về nhu cầu kinh doanh, hiện thị trường vẫn có hai luồng trái chiều, một số nhà đầu tư tại khu vực phía Bắc bắt đầu mua vào dần, trong khi một số nhà đầu tư tại thị trường miền Nam liên tục có động thái "xả hàng". 

Còn tại miền Trung, phần lớn khách hàng có nhu cầu tích trữ vàng nhẫn và vàng nữ trang khi giá đang thấp điểm. "Chốt phiên hôm qua, số lượng khách mua vào tại hệ thống chiếm 60% trên tổng lượng giao dịch", DOJI cho biết.

Trên thị trường ngoại tệ, giá đôla Mỹ sau vài ngày ổn định quanh mốc 22.450-22.520 đồng, cuối ngày hôm qua và sáng nay đã quay đầu tăng trở lại. Theo đó, Vietcombank công bố giá mua bán lúc 9h dao động quanh 22.470-22.540 đồng, tăng 20 đồng so với sáng 30/11. Các ngân hàng khác có giá tương tự.

Em ruột Chủ tịch SSI đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Sài Gòn (Mã CK: SSI) đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu SSI, tương đương 1,06% vốn.

Trước đó, ông Hùng chưa sở hữu cổ phiếu SSI trong khi anh trai là ông Nguyễn Duy Hưng đã sở hữu 1,79 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,38% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/12 đến 31/12.

Ngoài ra, Công ty TNHH Đầu tư NDH sở hữu hơn 48 triệu cổ phần tại SSI, tương ứng 10,07% và hiện là cổ đông lớn nhất tại Công ty chứng khoán Sài Gòn. Công ty này do ông Nguyễn Duy Hưng làm chủ tịch.  Tin nhanh        


Nếu giao dịch thành công, anh em ông Hưng và công ty riêng sẽ sở hữu hơn 55 triệu cổ phần, tương đương 11,66% vốn, bỏ xa cổ đông lớn thứ hai tại SSI là Daiwa Securities Group Inc sở hữu 9,11% vốn.

Hồi đầu tháng 9, Chứng khoán Sài Gòn là công ty đầu tiên nới room ngoại với tỷ lệ 100%. Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng khẳng định không sợ bị thâu tóm khi nới hết room ngoại mà ngược lại việc này sẽ làm thu hút thêm các dòng vốn ngoại mới, đưa công ty vươn xa ra toàn cầu.

Bài học từ tháng ngày vô gia cư của triệu phú

Dave Sandoval sống lang thang từ năm 17 đến 32 tuổi trước, khi trở thành nhà sáng lập Purium Health Products - doanh nghiệp hiện có giá hàng chục triệu USD.  suc khoe doi song      


Năm Sandoval lên 17, ông quyết định chuyển ra khỏi nhà. Nhắc lại quãng thời gian đó trên Business Insider, người đàn ông 53 tuổi nhớ rõ những kỷ niệm như ngủ trên bãi biển và trở thành người đầu tiên đón sóng vào sáng sớm, hoặc giả vờ say xỉn ở bữa tiệc để người tổ chức phải để ông ngủ qua đêm trên ghế. "Khi anh còn trẻ, anh thường tỏ ra bất chấp. Và sống lang thang là cách để anh nói với cả thế giới rằng tôi chẳng cần nhà cửa làm gì", ông cho biết.


Dave Sandoval đã sống lang thang 15 năm trước khi mở công ty riêng. Ảnh: Dave Sandoval


Những năm sau đó, ông làm đủ nghề để sống, từ phụ việc trong khu chơi bowling, bán đài, sửa xe golf, làm trong nhà máy dầu, rửa xe tải, bán bất động sản và thậm chí bán tất chân. Đầu thập niên 90, sau khi nghe tin người dì qua đời vì chứng đa xơ cứng, do thói quen ăn uống không khoa học, Sandoval tới làm việc cho một công ty dược phẩm Nhật Bản, chuyên khuyến khích lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, ông rất nhanh chóng nhận ra sản phẩm của công ty này không hề tốt như quảng cáo.

"Khi đó, tôi đã nghĩ liệu có ai sẽ làm việc gì đó chỉ vì nó đúng đắn không? Sao ai cũng làm vì lợi ích cá nhân thế?'", Sandoval nói. Sau đó, ông mở công ty sản xuất sản phẩm nguyên chất năm 1994, nơi hiện là chốn làm việc của hơn 100 dược sĩ, gần 30.000 nhân viên kinh doanh trên toàn thế giới. Purium Health Products của Sandoval đạt doanh thu 47 triệu USD năm ngoái và dự kiến đạt 75 triệu USD năm nay. Chỉ trong 3 năm, công ty đã tăng trưởng 276%.

Trong thời gian làm việc, ông rút ra 3 bài học quan trọng. Chính chúng đã giúp ông có được ngày hôm nay.

1. Đừng đổ lỗi cho ai cả

Nếu Sandoval có thể nói với bản thân mình một điều năm 17 tuổi, trước khi rời khỏi nhà, ông sẽ nói: "Đừng đổ lỗi cho cha mẹ của bạn về tình trạng của bản thân'.

Ông cho biết mình đã giận họ một thời gian vì họ không làm cho ông những thứ như cha mẹ những đứa trẻ khác. "Đó là một sai lầm. Điều duy nhất họ phải đưa cho bạn là cơ hội. Còn sau này thế nào thì là việc của bạn", ông nói.

Có thể bạn sinh ra trong một hoàn cảnh kém lý tưởng hơn người khác, nhưng đừng quá tập trung vào nó. Hãy quyết định phải tiến lên bằng cách nào. Đổ lỗi cho người khác chẳng đưa bạn đi đến đâu cả, mà sẽ chỉ ghìm chân bạn thôi

Bạn nên tiến thêm một bước và chịu trách nhiệm với mọi hành động, quyết định của mình. Nó sẽ giúp bạn có thành quả trong tương lai.

2. Phải sẵn sàng làm việc chăm chỉ

Khi Sandoval học lớp 7, cả gia đình sống ở Bellflower, California (Mỹ). Cha ông làm việc cho một công ty vận tải. Sandoval hồi đó đã bắt đầu làm kẹo chocolate để mang lên trường bán dịp cuối tuần.

Với giá 0,5 USD một thanh (cùng rất nhiều công sức bỏ ra), Sandoval kiếm được tới 80 USD mỗi tuần, còn nhiều hơn tất cả việc làm thêm của cha mình cộng lại (gói báo, cắt dây đồng và thu nhặt chai nhựa). "Tôi đã nghĩ: 'Việc này thật tuyệt vời'. Mỗi doanh nhân đều có một câu chuyện như vậy", ông nhớ lại. Tin nhanh       


3. Nếu muốn thành công, anh phải có niềm tin của mọi người 

Bài học quan trọng nhất mà Sandoval có được đến từ một người đồng nghiệp trong thời gian ông bán đài. Sandoval cho biết ông luôn là nhân viên kinh doanh tốt nhất tại tất cả công việc mình từng làm, cho đến khi gặp Mike.

Mike luôn là người bán được nhiều đài nhất mỗi tuần, kể cả khi nghỉ phép, vì mọi người tin tưởng ông ấy.

Sandoval thường bán đài bằng cách mô tả tính năng. Tuy nhiên, Mike chỉ đơn giản đến trước mặt người mua tiềm năng và nói: "Ôi chúa ơi, anh sẽ thích âm thanh từ chiếc máy này, như những cái trước tôi bán cho anh ấy. Rất tuyệt vời". Và họ sẽ nói: "Được thôi Mike, tôi sẽ mua nó". Bởi vì họ tin tưởng ông ấy.

Sandoval cho biết đây là bài học số một theo ông suốt quá trình điều hành Purium Health Products. "Khi lập công ty, tôi nói rằng thứ đầu tiên mình bán là niềm tin", ông cho biết. Nếu mọi người tin tưởng mình, họ sẽ nghe theo ông khi ông nói: "Sản phẩm này 100% tự nhiên đấy".

Sau khi lập công ty, Sandoval trở thành khách mời của nhiều chương trình radio khác nhau. Mỗi khi có người nghe gọi tới chương trình, họ thường được hỏi: "Vì sao anh lại nghe chương trình này", và tất cả đều trả lời: "Vì chúng tôi tin Dave".

Trung Quốc đã biến đồng tiền thành ngoại tệ mạnh như thế nào

Nhân dân tệ vừa có tên trong rổ dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau hơn 22 năm Trung Quốc đặt mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn đồng tiền này.   Champs Sports coupons     


Từ ngày 1/10/2016, quyết định của IMF sẽ chính thức có hiệu lực.Việc này đã được dự báo từ ngày 13/11, khiGiám đốc IMF – bà Christine Lagarde đề nghị quan chức IMF đưa nhân dân tệ (NDT) vào rổ tiền tệ dự trữ. Vai trò mới là sự thừa nhận nỗ lực hòa nhập của Trung Quốc vào hệ thống kinh tế toàn cầu, vốn bị thống trị hàng thập kỷ qua bởi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.


Biến động giá NDT tại thị trường Trung Quốc so với USD. Ảnh: Bloomberg. Xem ảnh lớn


Bloomberg đã tóm tắt lịch sử quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc gần 70 năm qua:

1948

1/12: Đồng NDT đầu tiên được phát hành. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thành lập.

1978

Tháng 12: Trung Quốc công bố các chính sách mở cửa và cải tổ dưới thời ông Đặng Tiểu Bình.

1979

Tháng 3: Cơ quan Quản lý Ngoại hối được thành lập. Bank of China được chỉ định là ngân hàng thực hiện các giao dịch ngoại hối.

1980

1/4: Chứng nhận Ngoại hối (FEC) được phát hành làm tiền tệ cho người nước ngoài sử dụng. Tỷ giá là một FEC bằng một NDT.

1981

Tháng 1: Giá NDT cho thanh toán nước ngoài là 2,8 NDT một USD. Với mục đích phi thương mại là 1,5 NDT một USD.

1985

1/1: Hợp nhất tỷ giá chính thức và thị trường tại 2,8 NDT một USD.

1990

17/11: Tỷ giá chính thức là 5,22 NDT một USD.

1993

Tháng 11: Trung Quốc công bố mục tiêu dài hạn là áp dụng cơ chế thả nổi và biến NDT thành đồng tiền tự do chuyển đổi.

1994


Trung Quốc muốn nội tệ được sử dụng phổ biến như USD. Ảnh: CNN


1/1: Trung Quốc hợp nhất tỷ giá chính thức và thị trường tại 8,7 NDT một USD, theo "cơ chế tỷ giá thả nổi". Theo đó, NDT chính thức mất giá 40%. FEC dần bị loại bỏ.

18/4: Hệ thống Giao dịch Ngoại hối Trung Quốc (CFETS) được thành lập tại Thượng Hải, cho phép thanh toán và mua bán NDT với USD, yen và đôla Hong Kong. Giao dịch chỉ áp dụng với các tài khoản thanh toán.

1996

Tháng 12: Trung Quốc cho phép các ngân hàng nước ngoài tại quận Pudong (Thượng Hải) thực hiện giao dịch bằng NDT.

1997-1999

Mỹ, Nhật Bản và các nước khác thúc giục Trung Quốc không phá giá NDT trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, do lo ngại gây phản ứng liên hoàn.

2002

28/3: Thống đốc PBOC khi đó là Dai Xianglong cho biết Trung Quốc đang cân nhắc đề nghi của IMF, là định giá NDT theo một rổ tiền tệ thay vì chỉ USD.

7/11: Giới chức chứng khoán Trung Quốc công bố quy định cho phép nhận đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu hạng A niêm yết bằng NDT tại Trung Quốc, thông qua chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đạt tiêu chuẩn (QFII).

2003

Tháng 5: Chính quyền Tổng thống George W. Bush kêu gọi Trung Quốc định giá lại hoặc thả nổi NDT. Các công ty Mỹ cho rằng tiền tệ này đang được định giá thấp hơn 40%.

2004

1/10: Thống đốc PBOC - Zhou Xiaochuan và Bộ thưởng Tài chính Trung Quốc - Jin Renqing gặp Bộ trưởng Tài chính các nước G7 tại Washington. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức được mời tham dự một cuộc họp của G7.

2005

21/7: Trung Quốc chấm dứt neo tỷ giá với USD, tuyên bố cho phép NDT biến động so với một rổ tiền tệ. NDT lập tức được nâng giá 2,1%.

2007

18/5: PBOC nới biên độ giao dịch ngày của NDT so với USD, từ 0,3% lên 0,5%.

2010

19/6: PBOC cam kết "tăng tính linh hoạt tỷ giá của NDT", nhưng không đi kèm khung thời gian.

17/8: Trung Quốc thông báo chương trình thử nghiệm cho các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán liên ngân hàng. Chương trình này bắt đầu với các ngân hàng trung ương, ngân hàng tham gia thanh toán - bù trừ cho các hoạt động giao dịch NDT ở Hong Kong và Macau và các tổ chức tín dụng liên quan đến thanh toán thương mại.

2011

16/12: Bắt đầu thử nghiệm chương trình Renminbi QFII, cho phép một số quỹ đầu tư và công ty chứng khoán nước ngoài đổ tiền vào NDT trong nước.

2012

14/4: Trung Quốc nới biên độ giao dịch ngày của đồng NDT từ 0,5% lên 1%, lần đầu tiên từ năm 2007.

2013

12/7: Trung Quốc nới giới hạn chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đạt tiêu chuẩn (QFII) lên 150 tỷ USD, từ 80 tỷ USD, đồng thời mở rộng chương trình này ra ngoài Hong Kong, tới các thành phố như Singapore và London.  suc khoe doi song    

2014

17/3: Trung Quốc nới biên độ giao dịch ngày của NDT từ 1% lên 2%.

19/6: NDT và bảng Anh được mua bán trực tiếp.

30/9: NDT và euro được mua bán trực tiếp trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng ở Trung Quốc.

17/11: Hai sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải chính thức liên kết, cho phép thực hiện 23,5 tỷ NDT (3,7 tỷ USD) giao dịch quốc tế hàng ngày. Hong Kong cũng bỏ giới hạn đổi NDT với các cư dân thành phố này.

2015


Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ - Barrack Obama. Ảnh: Bloomberg


Ngày 14/7: Trung Quốc đơn giản hóa hoạt động mua bán trái phiếu liên ngân hàng cho các ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính và quỹ đầu tư quốc gia nước ngoài.

Ngày 4/8: IMF cho biết Trung Quốc cần cố gắng nhiều hơn nữa để đưa NDT vào SRD. Quan chức IMF cho biết sự thay đổi trong rổ tiền tệ sẽ được hoãn lại đến cuối tháng 9/2016.

Ngày 11/8: Trung Quốc hạ giá NDT kỷ lục với 1,9% so với USD, châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh nhất từ năm 1994. Họ cũng công bố phương pháp xác định tỷ giá tham chiếu ngày mới, dựa vào giá đóng cửa hôm trước, cung – cầu ngoại hối cũng như biến động của các tiền tệ lớn.

Ngày 10/9: PBOC cho biết sẽ cho phép các ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư quốc gia của nước ngoài tham gia thị trường tiền tệ nước này.

Ngày 25/9: Sau một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ - Barrack Obama và Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình, hai bên công bố một thỏa thuận cho biết Mỹ sẽ ủng hộ NDT vào SRD.

Ngày 20/10: PBOC bán 5 tỷ NDT trái phiếu kỳ hạn một năm tại London. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành nợ tại nước ngoài. Động thái này đã củng cố tầm quan trọng của London trong vai trò trung tâm giao dịch NDT tại châu Âu.

Ngày 13/11: Quan chức IMF đề xuất NDT nên được bổ sung vào SDR.

Ngày 30/11: Ban điều hành IMF - tổ chức đại diện vốn cho 188 quốc gia, quyết định NDT đáp ứng chuẩn mực của "tự do sử dụng" và sẽ gia nhập Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cùng USD, euro, bảng Anh và yen Nhật từ năm sau.

Vác súng truy sát khách ăn ốc trong đêm

Bạn mâu thuẫn với nhóm khách ăn ốc, Toàn và Nam cầm hai khẩu súng đi tìm và bắn nhiều phát về phía đối thủ khiến một nạn nhân gục trong vũng máu.

Theo bản án sơ thẩm ngày 30/11 của TAND Hà Nội, đêm 23/4/2014, nhóm của Đào Văn Ngoan đến một quán ốc ở khu tập thể Thành Công uống rượu.

Do đã khuya nên khi khách gọi thêm rượu, chủ quán đã từ chối phục vụ. Khách đã chửi và dọa đập phá quán. Lúc này có Nguyễn Duy Hoàng cũng là khách, có góp ý: "Uống tới tầm thì về" khiến hai bên cãi vã.  Champs Sports coupons      

Hoàng đã điện thoại cho Đào Mạnh Cường đến giải quyết nhưng bị nhóm của Ngoan dùng vỏ chai rượu thủy tinh tấn công liên tiếp. Hai bên hỗn chiến bằng vỏ chai, tay chân và gạch.

Lúc sau, nhóm của Ngoan chạy về phía công trường cách quán ốc 200m lấy tuýp sắt quay lại để "chiến". Thấy vậy, Cường điện thoại cho Trương Hoài Nam (30 tuổi, Hải Phòng) và Nguyễn Ngọc Toàn (26 tuổi, quận Ba Đình) tới trợ giúp.


Nam (trái, gục mặt) và Toàn tại phiên tòa sơ thẩm.


Biết nhóm đối thủ có tuýp sắt, Cường nói với cả nhóm lấy một khẩu súng bắn đạn hoa cải và một khẩu colt. Nam lắp 5 viên đạn vào khẩu colt rồi đưa cho Toàn cầm còn anh ta giữ khẩu súng bắn đạn hoa cải.

Nam tuyên bố: “Chúng nó đánh anh Cường đổ máu thì phải chết” rồi đi tìm nhóm Ngoan. Phát hiện nhóm đối thủ đang đi về phía quán ốc, Toàn và Nam đều nổ súng nhưng không trúng. Nghe thấy tiếng nổ, nhóm Ngoan bỏ chạy và bị hai tay súng đuổi theo.

Theo kịp nhóm này, nhóm sát thủ tiếp tục nổ súng, khiến Ngoan trúng đạn vào cổ, ngã gục xuống đường. Gây án xong, Nam và Toàn bắt taxi ra Giáp Bát trốn vào miền Nam. Trên đường đi, chúng vứt súng nên cơ quan công an không thu được.

Ngoan được đưa đi cấp cứu và qua cơn nguy kịch khi bác sĩ gắp được viên đạn trong tủy sống ở vùng cổ. Nạn nhân bị thương tổn 90% sức khỏe và hiện bị liệt. Cơ quan chức năng xác định, loại đạn bắn Ngoan là dùng cho các loại súng thể thao.  Doc bao 24h            


Đầu tháng 5/2014, TAND Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt Cường 14 năm tù tội Giết người, Hoàng 18 tháng tù treo vì Gây rối trật tự công cộng. Trong khi đó, Nam và Toàn bỏ trốn đến cuối tháng 1 bị cảnh sát bắt giữ.

Trước tòa, Nam và Toàn thành khẩn khai nhận. Trong lời nói sau cùng, Toàn quay xuống gửi lời xin lỗi đến gia đình bị hại. Xét thấy hành vi của Toàn và Nam cấu thành tội Giết người, nạn nhân không chết nằm ngoài ý muốn nên Tòa đã tuyên phạt mỗi bị cáo 20 năm tù.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Nghệ An dừng xây khu hành chính tập trung hơn 2.000 tỷ đồng

Bí thư Nghệ An Hồ Đức Phớc cho biết tỉnh sẽ dừng đề án xây dựng khu hành chính tập trung dự kiến hơn 2.000 tỷ đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Sáng 23/11, ông Trung Thành Công, Phó chánh Văn phòng UBND Nghệ An cho biết, trả lời cử tri TP Vinh tại buổi tiếp xúc chuẩn bị kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh hai ngày trước, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Đức Phớc nói rằng tỉnh sẽ dừng đề án xây dựng khu hành chính tập trung.

Ông Phớc cho rằng mục đích xây dựng trung tâm là tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp đến giao dịch. Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về tạm dừng quy hoạch xây dựng trung tâm hành chính "hoành tráng" của các địa phương, tỉnh Nghệ An sẽ dừng đề án này. Tin nhanh           

Theo Phó chánh văn phòng UBND tỉnh, trước đó đề án xây dựng trung tâm hành chính tập trung mới ở giai đoạn lập quy hoạch, lựa chọn phương án kiến trúc để kêu gọi đầu tư. 

Về mảnh "đất vàng" rộng hơn 30.000 m2 nằm sát bùng binh đại lộ Lê Nin và đường Lê Hồng Phong (trung tâm TP Vinh) dự kiến xây dựng khu hành chính, ông Công cho rằng không có chuyện lãng phí. "Khu vực này được quy hoạch xây dựng khu trung tâm hành chính, còn tương lai dùng làm gì thì chưa biết", Phó chánh văn phòng nói.




Phối cảnh tổng thể khu hành chính tập trung tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hải Bình.


Trước đó cuối tháng 10, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và hội đồng chuyên môn đã họp, chọn phương án thiết kế xây dựng Trung tâm hành chính tập trung. Các bên đã thống nhất chọn phương án xây trung tâm gồm hai tòa tháp 27 tầng, cao 106 m (trong đó có một tầng hầm), gắn kết qua cầu nối ở tầng 21-22, đủ chỗ làm việc cho 1.700 người. Công trình được đánh giá là có thiết kế đặc biệt, không giống bất cứ tòa nhà nào ở Việt Nam.

Ngoài khối tháp đôi, công trình còn nhiều hạng mục như khối tiếp dân, hành chính văn phòng, hội trường, cây xanh, mặt nước... với tổng khái toán dự kiến là 2.178 tỷ đồng.

Học giả Trung Quốc bị phản bác vì luận điệu Biển Đông

Chuyên gia đến từ Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh không theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và đang rất kiềm chế không dùng vũ lực nhưng quan điểm này bị các chuyên gia quốc tế phản bác.
 
Tại phiên thảo luận hội thảo quốc tế về biển Đông ngày 23/11, Giáo sư - Tiến sĩ Thẩm Đinh Lập, Phó giám đốc, Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế, Đại học Phúc Đán, Trung Quốc cho rằng nước này đang rất kiềm chế, cố gắng không dùng vũ lực vì muốn sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.   Tin nhanh           

"Trung Quốc bắt đầu xây dựng tiền đồn muộn hơn một số bên tranh chấp, nhưng tốc độ có nhanh hơn. Nếu nói Trung Quốc sai và yêu cầu chúng tôi dừng lại thì các bên liên quan khác cũng phải chấm dứt", ông Lập nói. Vị này cũng cho rằng Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp bằng cách đối thoại với từng bên một, phải "song phương để thấu hiểu nhau" trước, sau đó nếu có cùng cách nhìn nhận vấn đề thì mới đa phương.

Dẫn lại lời phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình trước Liên hợp quốc năm 1974 "Trung Quốc hứa không theo đuổi bá quyền", ông Lập cho rằng nước ông đã và sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền.

"Tôi thấy chiến lược hải quân của Mỹ có mục đích bá quyền trên biển rồi cả trên không, nhưng Trung Quốc sẽ không như vậy. Hiện chúng tôi không bá quyền, nếu tương lai có như vậy, mọi người hãy đoàn kết chống lại Trung Quốc", ông Lập nói và cho rằng các bên hãy cùng tôn trọng cam kết không quân sự hoá. Tuy nhiên, mỗi bên đều có những nhu cầu nhất định về mặt quốc phòng để đem lại hòa bình, vì vậy các quốc gia cần đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.


Sau phiên thảo luận, Giáo sư Carl Thayer (trái - chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á, Trung Quốc, Biển Đông) - đã gặp riêng học giả Trung Quốc Đinh Đức Lập để trao đổi thêm. Ảnh: Trung Sơn


Bài phát biểu của học giả Trung Quốc không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia quốc tế. Giáo sư Liselotte Odgaard, Học viện Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, cho rằng Trung Quốc có hành động răn đe trong chiến lược chính sách đối ngoại nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển.

"Qua việc mở rộng đội tàu chấp pháp, tăng cường năng lực hải quân và không quân, Bắc Kinh ám chỉ rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần. Sự mập mờ về pháp lý cho thấy mục tiêu của Bắc Kinh hướng tới là hợp pháp hóa các yêu sách bằng cách diễn giải khác", bà Liselotte Odgaard nói.

Một học giả khác cũng đề nghị ông Lập đưa ra bằng chứng pháp lý cho đường lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố. Tuy nhiên, ông Lập không trả lời thẳng vào các vấn đề. "Cái gì cũng phải có đi có lại hai bên, việc mình không muốn thì đừng làm đối với người khác. Chúng ta phải nhân nhượng lẫn nhau nhưng phải là song phương, các nước đều có những hành động đơn phương", ông Lập nói.

Trước đó, trong phần phát biểu của mình, Giáo sư Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi, Ấn Độ nhận định rằng không nơi nào đối mặt với nhiều thách thức như Biển Đông. Dù vùng biển tương đối nông nhưng có tầm quan trọng chiến lược với khối lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD qua đây hàng năm.

"Các cường quốc trong và ngoài khu vực đang cạnh tranh quyền tiếp cận, kiểm soát, tầm ảnh hưởng và lợi thế. Do vậy, một cuộc chơi lớn đang diễn ra trên Biển Đông. Các yêu sách chủ quyền, sự cạnh tranh nguồn tài nguyên, nỗ lực tăng cường hải quân cùng chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở một số nước đang đe dọa tự do hàng hải, khiến khu vực này có nguy cơ xảy ra xung đột", ông Brahma Chellaney nói.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện ngoại giao Việt Nam - cho rằng tranh chấp Biển Đông không ngừng leo thang trong những năm gần đây trong khi DOC/COC tiến bộ khá chậm chạp. Thậm chí, trong tương lai nếu các bên có hoàn tất được COC thì chưa chắc bộ quy tắc có thể giúp đạt được mục tiêu và đảm bảo an ninh biển khu vực. "Ngoài DOC/COC, các bên liên quan cũng cần kết hợp các quá trình khác để đảm bảo tính khả thi và sự hiệu quả", ông Dương nói.

Bé gái vẫn còn dây rốn bị bỏ rơi bên đường

Sinh ra được vài tiếng, bé gái nặng 2,4 kg được gói gọn trong túi nylon và bị bỏ rơi tại khu dân cư ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh).  Tin nhanh         

Chiều 23/11, ông Trần Ngọc Hương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả cho biết, khoảng 10h30 ngày 22/11, các bác sĩ khoa Sản đã tiếp nhận bé gái sơ sinh được đưa tới trong tình trạng toàn thân dính phân xu, da, môi nhợt nhạt, khóc yếu, chưa cắt dây rốn, cân nặng 2,4 kg.

“Bé được sinh ra khoảng 4-5 tiếng. Các bác sĩ đã tắm cho bé, ủ ấm, cắt dây rốn và cho thở ôxy. Qua quá trình theo dõi, hiện tại sức khỏe cháu bé tiến triển rất tốt”, ông Hương nói.

Trước đó khoảng 10h ngày 22/11, người dân khu 8 phường Cẩm Thành (TP Cẩm Phả) nghe thấy tiếng khóc yếu ớt phát ra từ một túi nylon nằm bên vệ đường khu dân cư. Khi mở ra, bên trong là một bé sơ gái sơ sinh yếu ớt. Người dân đã nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện.

UBND phường Cẩm Thành sau đó đã lập biên bản, cử người vào bệnh viện để chăm sóc cháu bé.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Hai thiếu nữ giật điện thoại bị lộ tung tích từ biển số xe máy

Nữ học viên trung cấp nghề 17 tuổi thừa nhận do thích đua đòi, ăn chơi nên rủ cô bạn thân đi giật điện thoại của người đi đường.
Sáng 17/11, Công an thành phố Vinh khám xét nơi trọ của hai cô gái 17 tuổi đang bị tạm giữ hình sự là Nguyễn Thị Thương và Ngũ Thị Mận để điều tra hành vi cướp giật tài sản. 
Sẩm tối một tháng trước, Thương chở Mận đi xe máy trên đường Lê Hồng Phong (thành phố Vinh) thì phát hiện một phụ nữ đi xe đạp điện chạy cùng chiều phía trước, túi quần sau lộ ra chiếc điện thoại, Thương hỏi Mận: "Có lấy không?". Mận hiểu, đáp "ừ". coupon promo code     
Thương tăng ga áp sát "con mồi", tay phải cầm lái, tay kia giật chiếc điện thoại. Nạn nhân loạng choạng tay lái nhưng kịp đọc được biển số của chiếc xe máy do cô gái cầm lái đang phóng bỏ chạy.
hai-thieu-nu-giat-dien-thoai-bi-lo-tung-tich-tu-bien-so-xe-may
Nguyễn Thị Thương tại cơ quan điều tra. Ảnh: Hải Bình.
Từ chi tiết này, cảnh sát lần theo, xác định đứng người sở hữu cuối cùng chiếc xe đã qua nhiều lần mua bán này là một phụ nữ ở thị trấn Nam Đàn, song đã chết. Chiếc xe để lại cho những người thân trong gia đình. Nguyễn Thị Thương (em gái của người phụ nữ) bị phát hiện đã sử dụng xe máy trong ngày xảy ra vụ án. Song Thương hiện không về nhà, gia đình cũng không biết đang đang ở đâu.
Qua Facebook cá nhân và nhiều mối quan hệ khác của Thương, tối 16/11 cảnh sát bắt Thương và Mận khi đang lẩn trốn tại địa bàn.
Tại cơ quan điều tra, mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt tròn, Thương khai là con út trong gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ đều làm nông, kinh tế eo hẹp. Học hết lớp 9, Thương không tới trường mà ở nhà phụ bố mẹ chăn trâu, cắt cỏ.
Hai năm trước, cô xin đi học nghề với mong muốn có việc làm thoát cảnh đồng áng. Những ngày ở thành phố Vinh, chi phí sinh hoạt vượt quá số tiền chu cấp của bố mẹ, Thương nảy sinh ý định cướp giật và rủ thêm Mận.
hai-thieu-nu-giat-dien-thoai-bi-lo-tung-tich-tu-bien-so-xe-may-1
Chiếc xe máy Thương cầm lái thực hiện vụ cướp. Ảnh: Hải Bình.
Chiếc điện thoại cướp được hôm đó, hai cô gái mang bán được 800.000 đồng, chia nhau tiêu xài.
"Sau khi gây án, cả hai sống trong tâm trạng lo lắng, lang bạt nay đây mai đó song vẫn tranh thủ tới lớp", Thương nói và cho biết thích đua đòi theo bạn bè nhưng không nghiện ma túy.

Hơn 6 kg cocain tẩm trong chăn của đôi du khách nước ngoài

Kiểm tra hành lý đôi nam nữ quốc tịch Nga vừa nhập cảnh, Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất phát hiện hơn 6 kg cocain thấm trong miếng lót ở chăn, áo khoác.  Tin nhanh      


Tấm lót có ma túy. Ảnh: H.Q


Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất cho biết, đêm 15/11, Đội kiểm soát phòng chống ma túy - Cục Hải quan TP HCM - phát hiện 2 hành khách quốc tịch Nga, nhập cảnh từ Dubai có dấu hiệu khả nghi.

Kiểm tra túi xách tay và hành lý ký gửi, lực lượng chức năng tìm thấy tấm chăn bên trong có lớp mút lót và nhiều bộ phận lót áo khoác có chất nghi vấn, tổng trọng lượng 6,42 kg. Qua thử nhanh, các mẫu vật này dương tính với ma túy.

Giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an TP HCM - mới đây xác định toàn bộ các miếng mút lót đều chứa cocaine.


Tang vật bị thu giữ. Ảnh: H.Q


Đôi nam nữ khai nhận xách hành lý cho một người không rõ danh tánh để lấy tiền công 1.000 USD. Sau khi nhận hàng từ Chile, họ bay đến các nước Nga - Dubai (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - Sao Paulo (Brazil) - Santiago (Chile) - Dubai trước khi bị phát hiện ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Toàn bộ tang vật và 2 nghi can đang bị tạm giữ để điều tra.

Trước đó, ngày 3/11, Cục Hải quan TP HCM cũng phát hiện nữ hành khách quốc tịch Malaysia giấu hơn 5 kg cocaine trong hành lý. Số ma túy được cuốn vào giấy cất trong bìa sách và hành lý đã qua trót lọt nhiều nước.

Bi kịch từ việc tra hỏi tiền lương của chồng

Tra hỏi tiền lương của Tín không được, người vợ nói tiếng chia tay nên bị hắn lấy búa đập đầu, định giết cả con rồi tự sát.

Ngày 17/11, TAND TP HCM tuyên phạt Lê Công Tín (28 tuổi) mức án 15 năm tù về tội Giết người. Theo HĐXX, bị cáo cùng lúc phạm tội với nhiều người, là vợ con của mình, nhưng hậu quả hạn chế và nạn nhân có đơn xin bãi nại nên tòa giảm một phần hình phạt.  suc khoe doi song      


Tín nhiều lần muốn nói lời xin lỗi vợ nhưng không nói nên lời. Ảnh: Bình Nguyên.


Tín lấy vợ gần 4 năm trước. Vợ chồng họ cùng làm công nhân may, chung sống tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Cả hai có một con chung gần 3 tuổi. Tối 9/1, vừa đi dự sinh nhật về thì vợ tra hỏi tiền lương, Tín lớn tiếng la mắng.

Chị vợ gọi điện cho bố mẹ chồng, kể lại câu chuyện và nói không muốn sống cùng anh ta nữa. Đang say rượu, Tín bực tức, nảy sinh ý định sẽ giết vợ con rồi tự sát. Anh ta gọi lại cho bố mẹ hỏi thăm sức khỏe, nói "đây là lần cuối cùng nói chuyện" rồi lấy búa đinh trong thùng đồ nghề sửa xe đập vào đầu vợ. Chị này ngã xuống cửa phòng ngủ bất tỉnh.

Gã tiếp tục dùng búa đập vào đầu con gái đang nằm uống sữa trên nệm làm cháu lịm đi. Khi anh ta đập vào đầu mình 3 cái để tự sát thì người vợ tỉnh dậy kêu cứu. Tín liền bế con chạy ra ngoài và được người thân đưa cả ba đi cấp cứu. Chị vợ bị chấn thương sọ não để lại thương tích 25%, người con may mắn chỉ xây xát ngoài da.

Tại tòa hôm nay, Tín tỏ ra hối hận, nhiều lần khóc khi trả lời HĐXX. Vợ anh ta cũng nức nở thừa nhận mình có một phần lỗi dẫn đến sai phạm của chồng và xin tòa giảm án cho Tín.

"Hôm đó tôi cũng đã lớn tiếng với chồng. Trong cơn tức giận lại đòi chia tay nên mới dẫn đến sự việc ngày hôm nay", vợ Tín nói và cho biết không đòi bồi thường.

Tên cướp bỏ chạy khiến nạn nhân tử vong khi rượt đuổi

Kẻ giật ví bất ngờ đi chậm lại khiến cô gái phóng đuổi theo hắn không phanh kịp, va xe, ngã ra đường khiến tử vong.  Tin nhanh  

Ngày 17/11 tại TAND Hà Nội, Phạm Văn Linh (26 tuổi) khai không đủ chi tiêu với lương công nhân 5 triệu đồng nên đi cướp giật tài sản. Đêm 7/8/2014, Linh rình tại khu vực gầm cầu vượt Kim Chung chờ những cô gái đi một mình để gây án. Thấy Duyên (20 tuổi) đi xe ga rời khu công nghiệp gần đó có chiếc ví da treo ở chỗ để chân, Linh bám theo, áp sát rồi giật mất.

Khi hô hoán, phóng đuổi theo, đến gần cổng chào của thôn Bầu (xã Kim Chung), do đường xấu, Linh đột ngột đi chậm lại. Chị Duyên không phanh kịp, đâm vào đuôi xe của Linh làm cả hai ngã ra đường. Dựng xe lên, Linh tiếp tục bỏ chạy, chị Duyên tử vong. Hôm sau, Linh bị bắt.


Linh gục mặt nức nở tại phiên toà.


Tại phiên tòa hôm nay, Linh khóc, nói không ngờ lại gây hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Còn mẹ Duyên cho hay cô thi đỗ cao đẳng nhưng không học mà xin đi làm công nhân để giúp đỡ kinh tế gia đình.

Nhận định Linh từng bị tuyên phạt 24 tháng tù treo nhưng không lấy đó làm bài học mà còn tái phạm, HĐXX tuyên phạt 18 năm về tội Cướp giật tài sản.

Giám đốc bị bác đơn kiện đòi bồi thường 64 tỷ đồng

Chiều 10/8, TAND thành phố Thái Bình đã bác gần hết đơn kiện đòi bồi thường 64 tỷ đồng của người bị kết án oan Lương Ngọc Phi với công an và tòa án tỉnh, chỉ chấp nhận thêm khoản 24 triệu đồng.
 
Sau hơn 2 tiếng đọc bản án, TAND thành phố Thái Bình tuyên chấp nhận việc ông Phi đòi bồi thường 12.000 m2 bạt bị thu giữ, tổng giá trị 24 triệu đồng. Hơn 43 tỷ đồng trong số tiền yêu cầu 64 tỷ đồng không được chấp nhận, Tòa tuyên giữ nguyên mức bồi thường gần 22 tỷ đã tuyên trước đó, đồng ý bổ sung một số khoản được tính toán lại. Do vậy, tổng tiền TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông Phi là gần 23 tỷ đồng.  Tin nhanh      

Việc nguyên đơn kiện đòi Công an tỉnh bồi thường một nửa số tiền thiệt hại, toà cũng cho rằng không có căn cứ. Theo đó, căn cứ Nghị quyết 388 về bồi thường oan sai, trách nhiệm bồi thường do có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thuộc về TAND tỉnh, dù công an tỉnh khi điều tra có dấu hiệu sai sót...

Trong cơn mưa to bất ngờ vào chiều nay, người bị kết án tù oan cho hay mong các cơ quan tố tụng sớm thực thi phán quyết này để ông ổn định cuộc sống.

Sáng 4/8, TAND thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) mở phiên tòa xét xử theo đơn của ông Lương Ngọc Phi (nguyên giám đốc Công ty khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩu Hòa Bình) khởi kiện Công an và TAND tỉnh Thái Bình với lý do không chi trả gần 22 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai theo phán quyết cách đây hơn 10 năm của tòa án tỉnh.


Ông Phi trong phiên tòa chiều 10/8. Ảnh: Giang Chinh


Ông Phi là giám đốc công ty khai thác chế biến nông - hải sản xuất nhập khẩu Hòa Bình. Đầu tháng 5/1998, ông bị bắt vì tình nghi trốn thuế và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tháng 9/1999, TAND tỉnh Thái Bình kết án ông 17 năm tù về hai tội trên, cho rằng phải chịu trách nhiệm về việc vay ngân hàng hơn 8,5 tỷ đồng để đầu tư, trả nợ ngân hàng và bị người khác chiếm đoạt. Tòa tuyên phát mãi toàn bộ tài sản của ông nhà xưởng, ôtô, hàng hóa... để khắc phục thiệt hại.

7 tháng sau ông Phi được Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên trắng án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi nhận định việc chưa trả tiền là do làm ăn thua lỗ, bị chiếm đoạt… Số tiền ông Phi nợ ngân hàng được cho rằng chỉ mối quan hệ dân sự.  Mon an ngon           

Tội Trốn thuế ông bị cáo buộc cũng được tòa phúc thẩm yêu cầu điều tra lại. Tháng 3/2001 ông Phi được thả sau gần 3 năm bị bắt. Đến cuối năm 2003, VKS đình chỉ điều tra bị can đối với ông Phi vì hành vi trốn thuế không cấu thành. Hai năm sau đó, ông được toà án tỉnh Thái Bình xin lỗi công khai.

Mất mát quá nhiều từ sai phạm của các cơ quan tố tụng, ông Phi yêu cầu được bồi thường gần 22 tỷ đồng do tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế và thiệt hại về tài sản. 10 năm ròng theo đuổi vụ kiện, tháng 8/2013 ông được TAND thành phố Thái Bình buộc toà tỉnh phải bồi thường.

Chờ đợi thời gian dài không nhận được tiền, ông Phi khởi kiện Công an và TAND tỉnh Thái Bình, yêu cầu bồi thường 64 tỷ đồng.

'Số phận' mịt mờ của vụ kiện đòi bồi thường oan sai 64 tỷ đồng

“Làm thiệt hại cho nhà nước 2 triệu đồng đã bị xử lý, các cơ quan tố tụng gây thiệt hại cho công dân hàng chục tỷ đồng mà cứ kéo dài mãi thì ai chịu được?”, đại biểu Bùi Văn Xuyền chất vấn về vụ án ông Lương Ngọc Phi dai dẳng đã hơn 10 năm. Tin nhanh    
 
Giám đốc bị bác đơn kiện đòi bồi thường 64 tỷ đồng

Sáng 17/11, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) chất vấn dồn dập Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về bồi thường oan sai đối với ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình).

Đại biểu Xuyền thông tin, ông Phi là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu, năm 1999 bị TAND tỉnh Thái Bình kết án 17 năm tù vì hai tội Trốn thuế và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 7 tháng sau, ông Phi được Toà phúc thẩm tuyên trắng án. Tháng 3/2001 ông được thả. Hai năm sau, ông Phi được xin lỗi công khai.

Mất mát quá nhiều vì sai phạm của các cơ quan tố tụng, ông Phi yêu cầu được bồi thường gần 22 tỷ đồng do tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế và thiệt hại về tài sản. Nhiều năm theo đuổi vụ kiện, tháng 8/2013 ông được TAND thành phố Thái Bình ra phán quyết buộc toà tỉnh bồi thường. Chờ đợi thời gian dài không nhận được tiền, ông Phi khởi kiện Công an và TAND tỉnh Thái Bình, yêu cầu bồi thường 64 tỷ đồng.


Đại biểu Bùi Văn Xuyền tại phiên chất vấn sáng 17/11.


“Đã hơn 11 năm kể từ ngày ông Phi làm đơn yêu cầu bồi thường oan sai, 4 phiên tòa, 6 lần thương lượng đã diễn ra nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết”, ông Xuyền bức xúc.

Đại biểu này cho hay, Tòa Thái Bình đã thống nhất đền bù hơn 21 tỷ đồng (26/8/2013). Nhưng suốt hơn một năm bản án không được thi hành, TAND Tối cao sau đó hủy án, buộc Tòa Thái Bình bồi thường 23 tỷ. Tòa Thái Bình lại kháng cáo nói không phải bồi thường.

“Thời gian lâu quá, kéo dài nỗi đau cho gia đình họ. Chánh án có biện pháp gì xử lý không và có cam kết giải quyết trước Quốc hội không vì có dư luận vụ án có thể kéo dài sang khóa sau?”, ông Xuyền hỏi dồn.

Trả lời thắc mắc của đại biểu tỉnh Thái Bình, Chánh án Trương Hòa Bình khẳng định "đây là vụ án oan sai". Thực hiện theo đơn đề nghị bồi thường vào ngày 2/6/2006 của ông Phi, tại bản án sơ thẩm ngày 21/7/2009, TAND tỉnh Thái Bình bị buộc phải bồi thường cho ông 666 triệu đồng. Và tòa Thái Bình đã bồi thường xong”, Chánh án Bình thông tin.

Chánh án cho rằng yêu cầu bồi thường thứ hai của ông Phi là đòi bồi thường thiệt hại do 3 cơ quan (Công an, viện kiểm sát, tòa án) gây ra. Ông Phi có đơn ngày 8/1/2013 đòi bồi thường thiệt hại hơn 54 tỷ đồng. Bản án sơ thẩm ngày 26/8/2013 tòa Thái Bình quyết định bồi thường cho ông Phi 21,4 tỷ.

Sau xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Thái Bình lại yêu cầu TAND Tối cao thẩm định bản án theo trình tự giám đốc thẩm với lý do căn cứ bồi thường chưa đảm bảo khách quan. TAND Tối cao có quyết định kháng nghị vì nhận ra có những sai lầm nghiêm trọng trong định giá tài sản thu giữ của ông Phi...

Theo người đứng đầu ngành tòa án, Hội đồng thẩm phán TAND tỉnh Thái Bình chấp nhận hủy án để xử lại. Ngày 10/8, TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử buộc TAND Thái Bình bồi thường ông Phi 23 tỷ đồng. Án chưa có hiệu lực lại có kháng cáo của ông Phi nên việc giải quyết phải tiếp tục theo trình tự phúc thẩm.

“Việc oan sai xảy ra từ năm 1999 nhưng quá trình giải quyết việc bồi thường bắt đầu từ khi khởi kiện năm 2013 chứ không phải hàng chục năm”, ông Bình nói và cho hay chỉ có "cách giải quyết duy nhất là theo trình tự pháp luật"..

Chánh án Bình cho hay thẩm quyền thuộc về hội đồng thẩm phán phúc thẩm. "Chánh án không có quyền can thiệp. Đã oan phải bồi thường nhưng cũng phải đúng pháp luật”, Chánh án nói.


Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn.


Tuy nhiên, phần trả lời của Chánh án Trương Hòa Bình khôn làm đại biểu tỉnh Thái Bình thỏa mãn mà còn khiến ông chất vấn lần hai thêm gay gắt. “Chánh án trả lời thế thì tôi không cần chất vấn tại Quốc hội tới lần hai và tôi không thấy vai trò của Chánh án ở chỗ nào. Cử tri bức xúc là phải”, ông nói.

Đại biểu Xuyền còn cho rằng Chánh án cũng nói không đúng diễn biến của vụ việc. Vụ việc diễn ra suốt từ năm 2004. Đến năm 2006 Thường vụ Quốc hội phải giải quyết thì TAND tỉnh Thái Bình mới vào cuộc, chứ trước đó "còn đùn đẩy trách nhiệm".

"Vụ việc diễn biến từ 2004 chứ không phải 2013. Nếu mới từ năm 2013 thì tôi không chất vấn làm gì", đại biểu Xuyền nói.

Ông Xuyền nói nếu TAND tỉnh Thái Bình rút đơn kháng cáo bản án vừa tuyên, chấm dứt vụ việc thì nguyên đơn cũng rút đơn. “Họ đã quá mệt mỏi. Làm thiệt hại cho nhà nước 2 triệu đồng đã bị xử lý, ở đây gây thiệt hại cho công dân hàng chục tỷ mà cứ kéo dài mãi thì ai chịu được?”, ông nói và cho hay còn yêu cầu được làm việc riêng với Chánh án về vấn đề này. 

Sau ông Xuyền, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình về vụ án liên quan ông Nguyễn Văn Vĩnh (Tây Ninh). Theo đó, năm 1989 ông Vĩnh (Hòa Thành, Tây Ninh) nhận làm hơn 2km đường cho huyện Hòa Thành với chi phí 170 triệu đồng và được huyện này bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Hơn 20 năm đã trôi qua nhưng huyện này không quyết toán chi phí, còn ông Vĩnh bị ngân hàng đòi nợ. Mon an ngon     
Ông đã bị phát mãi mảnh đất đang sở hữu để trả nợ cho ngân hàng. Tháng 9 vừa qua, TAND huyện Hòa Thành mới tuyên ông thắng kiện và buộc Ủy ban huyện trên trả ông 44 triệu đồng. Tuy nhiên bản án chưa có hiệu lực vì cả ông Vĩnh và Ủy ban huyện Hòa Thành đều kháng cáo.

Theo Chánh án Bình, đây là vụ kiện dân sự và đang yêu cầu tòa án khẩn trương thụ lý. Vấn đề này ông sẽ trả lời chất vấn của đại biểu sau.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Tuổi lên ba của các bé trong ca sinh năm đầu tiên ỏ Việt Nam

Mấy ngày Sài Gòn mưa nhiều, bé Út sụt sịt mũi. Như một hiệu ứng domino, 4 bé Cả, Hai, Ba, Tư cũng lây theo. Doc bao 24h       

 


5 bé theo thứ tự từ trái qua phải: Út, Tư, Ba, Hai, Cả - Ảnh: GĐCC.


Giống như bất kỳ những đứa trẻ dưới ba tuổi nào, các bé cũng thỉnh thoảng ho, chảy mũi khi thời tiết thay đổi, đôi khi ốm vặt do sức đề kháng còn kém. Có điều mấy anh em thường xuyên ốm đồng thời khiến mẹ và bà chăm vất vả hơn. Bọn trẻ cũng phát triển bình thường như bất kỳ những đứa trẻ nào khác, 8, 9 tháng bập bẹ những tiếng ba, mẹ đầu tiên, 15 tháng biết đi, 32 tháng tuổi nói bi bô suốt ngày. Năm đứa trẻ mỗi đứa mỗi vẻ, đứa mắt tròn to, đứa mắt một mí, đứa cao, đứa thấp, đứa giống bố, đứa giống mẹ, đứa giống bà nội… mà nếu không được giới thiệu có lẽ sẽ nhiều người không đoán được các bé là anh chị em sinh năm.


Cách đây gần ba năm, ngày 17/3/2013, ca sinh năm hiếm gặp của sản phụ 28 tuổi Lê Huỳnh Anh Thư đã trở thành một sự kiện của ngành y. Đây là ca sinh năm đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay tại một bệnh viện ở Việt Nam. Sinh non ở tuần thứ 34 nhưng sức khỏe của cả năm bé đều tạm ổn, hai bé nhẹ cân nhất phải nằm trong lồng kính hơn một tuần.


5 bé ngày mới chào đời, vẫn còn nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện Từ Dũ - Ảnh: Thiên Chương.  Tin nhanh          

Không thấy tin vui sau hơn một năm kết hôn, anh Hiếu lại khá lớn tuổi, lúc đó đã gần 40, chị Thư mới áp dụng phương pháp kích trứng để thụ thai. Mẹ anh Hiếu nói vui, bà từng mong con dâu sinh đôi vì bà có duy nhất một đứa con nhưng cuối cùng quá bất ngờ khi có đến 5 đứa cháu. Trước ngày sinh, bác sĩ siêu âm chỉ phát hiện 4 thai nhi, cả nhà chuẩn bị đồ cho bốn đứa nhỏ: 4 cái gối, 4 bình sữa… Ông nội vốn là người Hoa cũng đặt sẵn tên các cháu là Huynh, Đệ (cho hai bé trai), Phượng, Mũi (cho hai bé gái). Một bé trai bất ngờ xuất hiện thêm, gia đình coi như lộc trời cho, do đó bé trai thứ ba mang tên Lộc.

Bây giờ khi được hỏi tên, các bé rất hào hứng giới thiệu: Cả Huynh, Hai Đệ, Ba Lộc, Tư Phượng, Út Mũi. Năm đứa trẻ đang tuổi tập nói, bi bô suốt ngày. Những lúc chúng không đi học, ngôi nhà nhỏ khoảng 30 mét vuông trong con hẻm trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, TP HCM lại náo nhiệt như một cái nhà trẻ: tiếng nói, tiếng hát, tiếng hò hét, thỉnh thoảng lại có tiếng khóc vì bọn trẻ chòng ghẹo nhau.

Gần 3 tuổi, bọn trẻ đã biết nhiều thứ, muốn đi tiêu đi tiểu đã biết gọi người lớn. Nuôi đỡ cực hơn nhưng chị Thư và bà nội bọn trẻ lại bắt đầu vất vả trong việc phân xử những vụ tranh chấp, giành nhau đồ chơi, giành mẹ, giành bà...

"Đứa nào cũng nghịch, chẳng đứa nào hiền cả", người mẹ kể. Chúng sẵn sàng đẩy nhau để giành phần thắng về mình. Rồi bọn trẻ cùng nhau vẽ khắp tường nhà, vẽ lên ông Địa, leo trèo để lấy đồ khiến bà và mẹ không khi nào dám rời mắt. Tuy hay tranh giành nhau nhưng chỉ cần không nhìn thấy một đứa là bốn đứa còn lại thắc mắc. Hồi mấy bé chưa đi học, chị Thư mang hai con gửi về nhà ngoại nuôi đỡ. Mấy đứa trẻ nhớ nhau, khóc lóc gọi nhau suốt ngày làm bố mẹ phải bỏ ý định tách chúng ra.

Hàng ngày, khoảng 6h, 6h30, lần lượt từng bé được mẹ và bà nội đánh thức dậy, tắm rửa, lau tai, lau mũi. Xong bé này đến bé khác vì người lớn không thể quản nổi cùng lúc năm đứa nhỏ. Việc đến trường của các bé cũng không đồng thời. Mỗi sáng chị Thư phải ba lần đưa rước con đến trường, hai bé đi lượt đầu, hai bé đi lượt thứ hai, và một bé đi lượt cuối cùng. Hôm nào anh Hiếu không chạy taxi thì hai vợ chồng cùng đưa con đi. Năm bé học ở 2 trường khác nhau. Ba bé khỏe hơn (Cả, Ba, Tư) đi học từ khi mới mười tám tháng tuổi, học cùng một trường. Hai bé yếu hơn, là Hai và Út qua hai tuổi mới đi học, thì học một trường khác.

Sau khi các con đi học, mẹ ở nhà tranh thủ giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, bà nội đi chợ mua thức ăn. 15h30 chiều, chị Thư chuẩn bị nấu nướng cho các con trước khi đi đón bọn trẻ. 16h, chị lại ba lượt hành trình rước con về. Khi bọn trẻ đã về nhà đông đủ, chúng bắt đầu bữa ăn chiều. Mẹ đút cho Hai, Ba - hai cậu con quậy nhất nhà trong bếp. Bà nội phụ trách cậu Cả cùng hai cô em gái ở phòng ngoài. Chỉ khoảng 20 phút là bữa ăn kết thúc.

Bọn trẻ rất tinh, chỉ cần bà hay mẹ nhầm tay đút thìa của đứa này sang miệng đứa khác là chúng phản đối. Cũng như thế, quần áo giày dép của năm đứa được phân biệt rất rõ ràng. Mấy anh chị em ít khi mặc quần áo giống nhau. Bà nội đi chợ, thấy bộ nào đẹp và rẻ sẽ mua về cho các cháu, nhưng không đủ tiền nên mỗi lần bà chỉ mua một, hai bộ. Mẹ và bà đôi lúc quên, lấy quần áo của đứa này mặc cho đứa khác là chúng lại giãy nảy lên phản đối.

Trước khi bắt đầu đi ngủ lúc 20h30, mỗi đứa được pha cho một bình sữa, tự cầm tu. Rồi chúng được tắm sơ qua một lần cho mát để ngủ ngon. Sau đó, trên hai chiếc đệm kê sát nhau trên gác xép của ngôi nhà cấp bốn, năm anh em nằm cạnh bà và mẹ. Thường hai cô con gái được cho đi ngủ trước, ba anh lớn ngủ sau. Hôm nào bọn trẻ buồn ngủ thì đến 21h30 là chúng đã yên ắng, nhưng cũng có hôm chúng quấy, cả tiếng sau mới ngủ say. Chỉ cần một đứa thức là tất cả cùng không ngủ được.


Bọn trẻ làm điệu trước giờ đi ngủ, thứ tự từ trái qua phải: Tư, Hai, Út, Cả, Ba - Ảnh: GĐCC.


Chăm năm đứa trẻ vất vả gấp năm lần sinh con một. Sau khi sinh chị Thư phải nghỉ việc. Bây giờ các con đi học, chị bắt đầu công việc bán hàng online để có thời gian linh động. Từ khi có cháu, bà nội các bé cũng giảm 5kg vì phụ con dâu chăm bọn trẻ. Mẹ đẻ chị Thư lên TP HCM hỗ trợ một thời gian, nhưng còn công việc dạy học dưới quê nên bà không thể ở lâu.

Thành quả tuyệt vời của mẹ và bà nội các bé

Cậu anh cả lúc ra đời được 2kg giờ đã nặng 13,5kg, cao 92cm.
Anh Hai từ 1,3kg giờ nặng 11kg, cao 89cm.
Anh Ba từ 1,5kg giờ nặng 15kg, cao 90cm.
Em Tư: 1,8kg - 13,5kg, 91cm.
Bé Út: 1,3 kg - 10,5kg, 88cm.
Bọn trẻ đều biết khoanh tay chào bà khi đi học về, khi có khách đến nhà, thuộc lòng một số bài hát...

Những con số khiến anh Hiếu chị Thư lo lắng:

40 lon sữa công thức loại 400g là lượng sữa các bé uống hết trong một tháng. Hiện nay số sữa này được một hãng sữa tài trợ, tuy nhiên hợp đồng tài trợ chỉ kéo dài 3 năm.

Hơn 20 triệu là tổng chi phí cho các bé hàng tháng: tiền sữa (đã được tài trợ), tiền ăn, quần áo.... Trong đó, tiền học cho các bé xê dịch 6-7 triệu tùy từng tháng. Công ty Mai Linh nơi anh Hiếu công tác mỗi tháng hỗ trợ 5 triệu cho đến khi các bé 18 tuổi.

5-10 cái bỉm mỗi ngày (hiện giờ các bé chỉ đóng bỉm lúc đi ngủ). Trước đây, thời các bé còn dùng bỉm ban ngày, cứ hai ngày chị Thư phải mua một lố tã, gồm 4 bịch, mỗi bịch hơn 50 cái. Đặc biệt, hồi 9 tháng tuổi, các bé bị tiêu chảy, chỉ trong một tháng dùng hết 12 thùng tã.

Vợ thành 'Chí Phèo' vì chồng quên góp tiền...

Có mặt chồng, chị Thuần vừa cười vừa bảo bác giúp việc: "Từ giờ, cứ cuối tháng là bác gặp bố Na lĩnh lương nhé. Mẹ cháu chỉ đủ mua bỉm cho con thôi".  Tin nhanh   


"Nhiều lúc nghĩ cũng thấy chán khi phải tìm đủ chiêu để chồng chịu 'xì tiền" ra. Nhưng một mình lo cho hai con nhỏ, sao kham được", nữ nhân viên hành chính của một bệnh viện tại Hà Nội chia sẻ.

Chị Thuần cho biết, vợ chồng chị kết hôn gần 7 năm nhưng anh xã hầu như chưa từng chủ động góp tiền cho vợ. Anh chị đều là dân tỉnh lẻ, lên Hà Nội lập nghiệp, được bố mẹ hai bên cho ít tiền, cộng vay mượn thêm nên mua được một căn hộ nhỏ xíu. Từ lúc đó, chồng chị, vốn làm nhà nước và mở một công ty nhỏ, bảo vợ lấy lương để chi tiêu trong gia đình còn thu nhập của anh trả nợ ngân hàng.

"Thực ra, mình tiết kiệm được đồng nào cũng đưa hết để chồng trả cho nhanh, đỡ tiền lãi. Vậy nhưng, hai năm nay, dù hết nợ, anh ấy vẫn không đưa đồng nào, trong khi con một đứa đi học mầm non, đứa kia còn nhỏ phải thuê osin trông", chị Thuần kể.

Chị càng ấm ức khi biết chồng có tiền rủng rỉnh tiêu, thi thoảng còn gửi cho bố mẹ đẻ và anh em. Sau nhiều lần yêu cầu chồng "góp gạo", cả gay gắt lẫn ngọt nhạt, vẫn không thay đổi tình hình, chị Thuần phải dùng tới "kế": "Biết tính anh ta sĩ, mình cứ nhè lúc có người khác để 'moi' các khoản có thể như: bảo bác giúp việc gặp chồng lấy lương; xúi con lớn ra nũng đòi bố đóng học, mua sữa; người thu tiền điện, internet đến mà chồng ở nhà là vợ giả bận không ra được; đám giỗ, đám cưới kệ anh ta mừng...", chị kể.

Bà mẹ 33 tuổi cho biết, cách này nhiều lần có tác dụng bắt chồng mở ví nhưng nhiều khi cũng khiến vợ chồng nhìn nhau như... kẻ thù. "Để làm được thế mình cũng phải dày mặt ra và dẹp tự ái đi", chị chia sẻ.


Ảnh minh họa: Patheos.


Cũng thấm cảnh nhiều năm phải một tay cáng đáng mọi chi tiêu trong gia đình trong khi ông chồng lúc nào cũng ca bài "lương ít" và "hết rồi", chị Phượng (Đại Mỗ, Hà Đông, Hà Nội) đã phải dùng biện pháp mạnh: Chồng không đưa lương, vợ khỏi nấu cơm.

Chị Phượng kể, đã rất nhiều lần chị bực với chồng vì tính chi li, bủn xỉn với vợ nhưng thấy anh cũng thương con, tính lại không bài bạc, trai gái, rượu chè gì nên cố lai lưng ra thu vén cho gia đình. "Một mình lo kinh tế cho cả nhà nên chẳng để ra được đồng nào. Lúc khỏe không nói, nhỡ làm sao... Mình quyết tâm phải thay đổi, tử tế không được thì áp dụng kiểu 'Chí Phèo', nếu anh ta còn không nghe nữa thì vợ chồng đứa nào lo cuộc sống đứa nấy", chị Phượng kể.

Trước khi thực hiện, chị thông báo với chồng là mình không thể kham nổi mọi chi phí trong gia đình nên nếu chồng không đưa lương, vợ sẽ không nấu cơm, ăn nhờ ai được thì ăn, chi phí cho con sẽ cưa đôi, chị đóng học, anh lo tiền bỉm, sữa... "Mình nói sao làm y vậy. Tính anh ta keo nên không muốn ăn hàng, thấy vợ không nấu cơm (cũng chẳng đong gạo) cũng hoảng. Bố không mua sữa, bỉm, mình cho con 'nhịn' các món đó luôn. Được cái chồng vẫn biết thương con nên cuối cùng cũng rút ví", chị Phượng kể.

Một người bạn có hoàn cảnh giống chị Phượng, được chị chia sẻ, cũng áp dụng cách này nhưng lại thất bại. "Có lẽ chồng cô ấy tệ hơn chồng mình hoặc do vợ không 'nhẫn tâm' như mình được. Khi vợ không nấu cơm thì anh ta ra hàng luôn, còn sữa bỉm con không có bố cũng mặc kệ, mẹ xót lại đành mua", chị cho biết.

Bà mẹ một con cho rằng, không người phụ nữ nào muốn chồng nhìn mình như một "chủ nợ". Nhưng khi sự tôn trọng, tình cảm đã vơi đi tỷ lệ thuận với sự vô trách nhiệm của chồng thì vợ cũng chẳng cần giữ hình ảnh nữa.

Cũng có ông chồng vô tâm và dửng dưng trước các khoản phải lo trong gia đình, nhưng thay vì buồn, khóc và trách móc như trước đây, chị Dương (Láng Hạ, Hà Nội) giờ tập trung chăm sóc cho mình và các con, đồng thời coi chồng như "bồ" với phương châm: vui vẻ là chính, "moi" được đồng nào cho con càng tốt.

Chị chia sẻ, nhiều người nghe chị kể có thể thấy tiêu cực nhưng thực sự cách đó lại tốt cho cả gia đình: Bản thân chị đỡ buồn phiền, tinh thần và thể chất đều cải thiện nên cũng ảnh hưởng tích cực hơn tới con cái; chồng chị thì rõ ràng chiều vợ con hơn, chưa chủ động đóng góp tài chính nhưng vui vẻ chịu chi với các khoản vợ gợi ý.

"Đằng nào cũng không thể thay đổi anh ta, bản thân mình chưa sẵn sàng ly hôn nên một mặt cứ nhẹ nhàng mà sống chung, mặt khác phải tìm cách tự cân đối thu chi để có khoản tiết kiệm. Giờ chồng thích làm gì cứ tự do, không trách, không hờn. Thi thoảng rủ đưa con đi chơi, vào siêu thị thì gợi ý con đang cần đôi giày, cái áo, thùng sữa, quyển sách... Khi bố mua cho con gì thì tích cực khen, bảo con cảm ơn rồi đi khoe khắp nơi", chị nói.

Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa, cho biết, trong gần 20 năm làm công tác tư vấn, bà gặp không biết bao nhiêu phụ nữ loay hoay với bài toán "làm thế nào để chồng chịu góp tiền lo cho gia đình". Và nhà tư vấn nhiều khi biết là "hạ sách" nhưng vẫn phải hướng dẫn chị em cách để giữ lại một phần thu nhập của mình hay khéo léo nhờ chồng mua bảo hiểm, an sinh cho con để phòng bị cho tương lai. "Thật sự, để một người đàn ông vốn không lo toan gì cho gia đình chịu 'góp gạo' là một bài toán khó giải, là cuộc đấu tranh căng thẳng", bà Hoa nói.

Bà cho rằng, tài chính là một vấn đề quan trọng trong gia đình nhưng nhiều người lại không đề cập hoặc cố tình né khi kết hôn. Thói quen chi tiêu, ý thức về trách nhiệm tài chính trong gia đình... là những điều cần xây đắp từ sớm và thường sẽ khó thay đổi. Bởi vậy, chị em, ngay khi lập gia đình, thậm chí, trước khi kết hôn, cần chú ý tới và có cuộc nói chuyện thẳng thắn về vấn đề này.

Ông Văn Thanh Sỹ, đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM thì cho rằng, có nhiều lý do khiến ông chồng "quên" góp gạo cho vợ nhưng tựu chung lại thường vì họ ỷ lại, có thể vì thấy vợ có thu nhập cao hoặc do người vợ quá chu toàn, tự thu vén mọi thứ, ngại yêu cầu chồng đóng góp.

Theo ông Sỹ, việc các bà vợ nghĩ cách buộc chồng phải "mở ví" lo cho gia đình là hoàn toàn chính đáng, nhưng nếu chỉ tạo ra những tình huống hay cái cớ để đàn ông buộc phải chi thì có vẻ mất đi cái gốc của tình cảm vợ chồng là sự chân thành với nhau. Và khi đó, gia đình rất dễ đổ vỡ. Theo ông, cách tốt hơn là hãy thẳng thắn bày tỏ rõ quan điểm với chồng, hỏi ông xã có thể đóng góp bao nhiêu cho gia đình và dù số tiền đó như thế nào cũng vui vẻ chấp nhận rồi "liệu cơm gắp mắm". Mục đích của việc này là để người đàn ông phải nhận ra trách nhiệm của mình và tự nguyện có đóng góp hợp lý.  Mon an ngon        
"Chẳng hạn, nếu chồng lương 50 triệu nhưng nói chỉ đóng 3 triệu, cứ gật đầu nói 'vâng, em cũng có 3 triệu, vậy là vợ chồng mình một tháng 6 triệu' rồi liệt kê từng khoản cần chi rõ ràng, cắt giảm những thứ có thể. Nếu trước đây mỗi tháng phải trả 2 triệu tiền điện, giờ chỉ chi 500 ngàn bằng cách cắt bớt điện phòng, bình nóng lạnh, điều hòa... Chi phí cho con cũng giảm, ít mua đồ mới, năng xin đồ cũ... Làm sao để ông chồng nhận ra, với khoản đóng góp như vậy thì gia đình sẽ chỉ được dùng như thế... ", ông Văn Thanh Sỹ gợi ý.

Theo nhà tâm lý, thông thường, đàn ông tử tế không ngại giao tiền cho vợ nhưng họ thích mọi thứ phải rõ ràng, rành mạch và vì vậy chị em hãy cho họ thấy rõ các khoản chi. Phụ nữ cũng đừng tự cố gắng xoay sở hay ngại ngần đòi hỏi trách nhiệm từ bạn đời. "Bạn làm mọi việc cũng vì lo cho con cái, gia đình nên càng cần phải mạnh mẽ, dám lên tiếng và dám hành động", ông Sỹ nói.

Cha mẹ hủy tài sản trước khi chết vì... con bất hiếu

Những khoản tiền khổng lồ không rơi vào tay đứa con, mà bị bỏ vào quan tài đốt hoặc cắt vụn...

1. Cha già mang tiền tiết kiệm cùng hỏa táng vì bị con hắt hủi  Doc bao 24h           


Người chết là ông Đào Hán, ở Giang Tô, (Trung Quốc). Vợ mất sớm, hai con trai khôn lớn lấy vợ ra ở riêng. Ông Hán chia đôi hai mẫu đất cho con, còn mình thì thuê một gian phòng gần thị trấn, sống bằng nghề thu mua phế liệu.

Sau hơn 10 năm sống một mình, chi tiêu tiết kiệm, ông tích góp được 210.000 nhân dân tệ (hơn 720.000 triệu đồng). Thấy sức khỏe yếu, không còn cầm cự được bao lâu nên ông chuyển hết đồ đạc về quê, định sống vui vầy bên con cháu. Không ngờ, hai con trai ông lại tìm đủ lý do, đùn đẩy nhau không ai muốn chăm sóc, phụng dưỡng cha già.

Quá đau lòng, ông Đào Hán lủi thủi trở lại nhà trọ, không lâu sau thì qua đời trong cô độc. Biết tin bố qua đời, hai người con rất nhanh đã có mặt, mục đích chính là để xem bố có để lại gia tài gì không. Tuy vậy, khi con cái đến nơi thì thấy bố đã được khâm liệm. Họ chẳng buồn nhìn mặt bố lần cuối, cứ thế đưa cả quan tài đi hỏa táng. Chỉ khi nhân viên khâm liệm thông báo trong áo quan có rất nhiều tiền, hai anh em mới trố mắt nhìn nhau. Toàn bộ số tiền tiết kiệm 210.000 nhân dân tệ đều đã bay lên thiên đường.



Buồn vì con, cụ ông ở Trung Quốc đã mang những đồng tiền cả đời dành dụm cùng hỏa táng.


2. Cụ bà cắt nát hơn một triệu euro tiền mặt trước khi chết

Một cụ bà 85 tuổi ở Áo được phát hiện chết ở viện dưỡng lão, xung quanh là những mảnh tiền vụn và các sổ tiết kiệm bị cắt nát. Cụ thể, cụ bà này đã cắt các tờ tiền mặt, trị giá tổng cộng khoảng 950.000 đến hơn một triệu euro và phá các sổ tiết kiệm trước khi qua đời, vì không muốn các cháu của mình thừa hưởng.

Các cháu của cụ bà đã rất tức giận và đưa vụ việc ra tòa, nhưng phía tòa án cho biết không thể giải quyết trường hợp này. Tuy nhiên Ngân hàng trung ương Áo cam kết sẽ thay thế số tiền đã bị xé vụn bằng loạt tiền mới, nếu những người thừa kế có thể tìm thấy các mảnh tiền và nếu nguồn gốc của tiền được đảm bảo.


Số tiền bị cắt vụn gồm nhiều đồng 500 euro.


3. Mẹ hiến toàn bộ tài sản cho từ thiện vì hận con gái bất hiếu  Tin nhanh   

Hồi tháng 8 vừa qua, tại Anh cũng xôn xao một vụ kiện đòi tài sản hy hữu kéo dài suốt 10 năm. Trước khi qua đời vào năm 2004, bà Melita Jackson đã quyết định tước quyền thừa kế tài sản của cô con gái duy nhất là Heather và hiến toàn bộ gần 500.000 đôla (hơn 11 tỷ đồng) cho các tổ chức bảo vệ động vật.


Sau vụ kiện kéo dài 10 năm với các tổ chức từ thiện, cô Heather đã được hưởng 1/3 số tài sản của mẹ mình. Ảnh: Theguardian.


Lý do vì từ năm 1984, con gái bà, Heather năm đó 17 tuổi đã bỏ nhà đi theo bạn trai mà không nói với mẹ một tiếng. Sau khi tìm được con, khuyên giải mà con không về, hai mẹ con đã từ mặt nhau từ đó. Ngay cả ngày cưới, Heather cũng không mời mẹ mình. Quan hệ của họ cải thiện phần nào từ khi Heather sinh con. Tuy nhiên sau đó tiếp tục có một hố sâu ngăn cách do bà Melita yêu cầu vợ chồng con gái phải viết thư xin lỗi. Họ đã không đáp ứng yêu cầu này của bà.

10 năm cuối đời, bà Melita Jackson sống cô đơn một mình cùng nỗi hận con gái nên đã quyết định không để lại cho con đồng nào. Tuy nhiên, vụ kiện kéo dài một thập kỷ đã mang lại may mắn cho người con gái Heather. Cô này được tòa án phán quyết được hưởng 143.000 đô la, bằng khoảng 1/3 số tài sản mẹ để lại.

Từ camera cửa hàng, tài xế ôtô tông chết hai vợ chồng đã bị bắt

Camera của cửa hàng ở hiện trường ghi lại hình ảnh và biển số ôtô tải tông chết hai vợ chồng đã giúp cảnh sát bắt giữ tài xế sau 4 giờ.  Doc bao 24h        

Ngày 8/11, Công an TP Đà Lạt, Lâm Đồng tạm giữ Trương Hồng Duy, 31 tuổi, để điều tra việc lái ôtô tải tông chết hai vợ chồng rồi bỏ trốn.


Tài xế xe tải tông chết hai vợ chồng rồi bỏ chạy bị bắt giữ. Ảnh: Quốc Dũng


Tối hôm trước, đôi vợ chồng ngoài 50 tuổi chạy xe máy trên đường Nguyễn Công Trứ, đoạn gần vòng xoay Ngã 5 Đại Học, TP Đà Lạt, thì bị ôtô tải cán tử vong tại chỗ.

Sau tai nạn, tài xế xe tải tăng tốc bỏ chạy về hướng huyện Di Linh. Nhiều người dân dùng xe máy đuổi theo nhưng không kịp. Qua trích xuất camera của các cửa hàng ở hiện trường, cảnh sát xác định được chiếc ôtô nên tung lực lượng truy tìm.


Cơ quan điều tra tìm dấu vết trên xe tải. gây tai nạn. Ảnh: Quốc Dũng


4 giờ sau, trinh sát phát hiện xe tải gây tai nạn do Duy lái đang đậu tại lò gạch ở huyện Di Linh, cách Đà Lạt 80 km. Với nhiều vết máu dính ở tấm chắn bánh xe, Duy đã thừa nhận vụ việc. Tin nhanh           

Mang kiếm đi gây án đụng đối với cảnh sát cơ động

Nhóm của Tuấn mang theo 7 dao kiếm thuê taxi chạy từ TP Vinh qua tỉnh Hà Tĩnh để gây án, song bị cảnh sát cơ động chặn trên đường. 
Tin nhanh    
Ngày 8/11, Công an TP Vinh (Nghệ An) cho biết, đang làm rõ hành vi của nhóm thanh niên mang hung khí đi gây án, nhưng được ngăn chặn kịp thời.

Trước đó khoảng 1h sáng 6/11 tổ cảnh sát cơ động Công an Nghệ An làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn TP Vinh phát hiện taxi mang biển Nghệ An chạy hướng Hà Tĩnh có biểu hiện nghi vấn.

Tổ công tác yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính, phát hiện và thu giữ 6 con dao, một thanh kiếm cùng ống tuýp.


Tang vật dao kiếm mà cảnh sát thu trên chiếc taxi của Mạnh. Ảnh: Tiến Thành.


Nam tài xế tên Mạnh (35 tuổi) khai đã nhận chở nhóm Võ Thanh Tuấn (28 tuổi), Trần Đình Lưu (26 tuổi) và Lê Quốc Hùng (23 tuổi) trú tại Nghệ An tới Hà Tĩnh để giải quyết mâu thuẫn với một người khác.  Mon an ngon  

Cảnh sát cơ động sau khi lập hồ sơ đã chuyển cho công an TP Vinh tiếp tục thụ lý.

Cụ ông 78 tuổi đoạt mạng con sau nhát dao oan trái

Thấy con trai cả 57 tuổi bê tha rượu chè, người cha già khuyên can không được nên cầm dao đuổi đánh, tước đi mạng sống.  Doc bao 24h   

Ngày 8/11, Công an tỉnh Thanh Hóa đang tạm giữ ông Chu Quốc Ý (78 tuổi, trú tại xã Quảng Châu, Quảng Xương) để điều tra hành vi giết người.


Khu vực nơi xảy ra vụ án mạng. Ảnh: Lam Sơn.


Buổi trưa hai ngày trước, cụ Ý đến nhà con trai Chu Quốc Thương (57 tuổi, xã Quảng Châu) thăm con cháu. Thấy ông Thương say rượu, cụ Ý khuyên can và cha con xảy ra cự cãi.  Mon an ngon          

Tức giận vì con không nghe lời, cụ Ý cầm dao đuổi đánh khiến ông Thương bị nhiều thương tích. Do nhát đâm sâu, ông Thương đã tử vong vào trưa 7/11 khi đang cấp cứu tại bệnh viện.

Bà Nguyễn Thị Mận, Phó chủ tịch xã Quảng Châu cho hay ông Thương là con cả trong 6 người con của ông Ý.

Vụ việc đang được điều tra mở rộng.

Giả danh công an chiếm đoạt 500 triệu đồng...

Hà thuê khách sạng hạng sang ở, khoe được Bộ Công an cử đi công tác, sau đó hỏi mượn tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt.
 


Nghi can Hà tại cơ quan cảnh sát điều tra. Ảnh: Khánh Vinh Tin nhanh         


Ngày 9/11, Công an tỉnh Bình Phước bắt Vũ Hồng Hà, 27 tuổi, quê Lâm Đồng, về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra ban đầu, hồi tháng 8, Hà lên Bình Phước thuê trọ tại khách sạn hạng sang và làm quen với một số người ở phòng bên cạnh, tài xế taxi. Anh ta giới thiệu đang làm ở Bộ Công an về Bình Phước công tác, đồng thời có rất nhiều tiền gửi trong ngân hàng. Doc bao 24h           

Sau thời gian thân thiết và tạo được lòng tin, anh ta hỏi mượn tiền những người này gần 500 triệu đồng rồi chiếm đoạt. 

Bước đầu Hà thừa nhận do không có tiền tiêu xài nên nghĩ cách giả danh người của Bộ Công an để lừa đảo.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Ông chủ mang khoản nợ 10 tỷ đồng dần thoát khỏi những khó khăn

Lòng tin, nghị lực và sự cố gắng đã giúp anh Minh Minh vượt qua giai đoạn sóng gió, đưa công ty hoạt động ổn định trở lại sau khi đã mang khoản nợ gần 10 tỷ đồng. suc khoe          


Dưới đây là những chia sẻ về cách vượt qua khó khăn khi đứng bên bờ vực phá sản của anh Minh Minh, giám đốc một công ty xây dựng gửi tới bạn đọc VnExpress.

Tôi là nhân vật trong bài viết "Khoản nợ 10 tỷ đồng và khát khao vực dậy công ty" từng chia sẻ với bạn đọc VnExpress mới đây. Công ty liên quan đến lĩnh vực xây dựng, sau thất bại trong lần khởi nghiệp đầu tiên, tôi mang số nợ 10 tỷ đồng và giải quyết gần hết 3 năm sau đó.

Có những lúc tôi rơi vào tận cùng của sự bế tắc, nhưng vẫn không cho phép mình quỵ ngã mà tiếp tục cầm cự và tìm cách đứng lên. Sau đó, tôi đã nhận được một dự án tương đối lớn, nếu làm thành công, một tháng sau tôi sẽ ký được thêm với chính đối tác trên một dự án tương tự nữa và đó cũng là cơ hội để giải quyết xong nợ nần và làm bàn đạp để lấy lại những gì mình đã mất thời gian qua. Thế nhưng, tôi tiếp tục vướng phải bài toán về vốn và cảm giác như mọi cánh cửa tiếp tục khép lại.




Anh Minh Minh đang dần thoát khỏi khó khăn sau khi mang khoản nợ 10 tỷ đồng.


Sau khi đăng bài viết bày tỏ về khó khăn và khát vọng phục hồi công ty, tôi lại tiếp tục chạy đôn đáo khắp nơi tìm vốn. Bởi tôi quan niệm, chỉ có tiếp tục kinh doanh mới có thể có cơ hội để giải quyết hết những tồn đọng về nợ nần do mình gây ra và đưa công ty phát triển.

Phải suy nghĩ nhiều, thấy áp lực và cũng đau đầu nhiều, nhưng tôi không đầu hàng và không cho phép mình bỏ cuộc. Hàng ngày, tôi cố gắng tươi cười khi đi làm, gặp đối tác và mọi người. Nhờ vậy, cơ thể, sức khoẻ của tôi không hề bị suy sụp, tóc không bạc đi như nhiều người khác khi rơi vào bế tắc. Đó cũng là điều mà tôi tâm đắc và luôn muốn phát huy trong bản thân con người mình.

Bằng sự cố gắng không mệt mỏi và sự quyết tâm cao, sóng gió rồi cũng dần qua đi. Cuối cùng, tôi đã lo xong phần tiền các bảo lãnh cho dự án thông qua gia đình và một người bạn, mặc dù thời gian có chậm so với yêu cầu của chủ đầu tư nhưng cũng được họ chấp thuận vì sự thật thà của bản thân và công ty. Doc bao 24h            


Lúc bắt tay làm dự án này, nhiều người lại bày tỏ lo ngại rằng tôi có thể tiếp tục lún sâu vào nợ nần và khuyên nên buông. Nhưng tôi không cho phép mình làm điều đó, vì nó là sự kỳ vọng lớn lao cuối cùng của những người thân nhất dành cho tôi. Vì đã gây ra những hậu quả tồi tệ khi mang khoản nợ lớn ấy, tôi luôn xác định phải đối mặt để giải quyết những khó khăn vướng mắc. Muốn vậy, tôi phải làm cho bằng được những dự án lớn để có cơ hội thoát khỏi khó khăn và đưa công ty phục hồi.

Các dự án tôi đang làm đây cũng đã được tìm hiểu rất kỹ nguồn vốn và chủ đầu tư trước khi quyết định "dấn thân" nên có thể yên tâm và tin tưởng bản thân sẽ làm tốt. Đến hôm nay, khi ngồi viết tiếp những dòng chia sẻ này thì điện thoại báo tin số tiền dự án đã về tài khoản cũng là lúc tôi thấy lòng mình nhẹ đi rất nhiều và bắt đầu nghĩ đến những công việc, dự án tiếp theo.

Tuy những thành quả trên chưa phải là điều gì lớn lao, nhưng tôi cảm thấy được an ủi là đã có thể mở ra một con đường sáng lạng hơn để giúp mình giải quyết tiếp khoản nợ nần và phần nào có thể nuôi sống bản thân, gia đình đồng thời giúp được một số lao động trong xã hội.

Qua câu chuyện của mình, tôi muốn nhắn nhủ với tất cả độc giả, nhất là những bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp là thành công nào cũng sẽ đầy chông gai, nhưng nếu chúng ta có lòng tin, nghị lực và sự cố gắng thì sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn, tìm được cách để tiếp tục tồn tại và phát triển. Và với tôi, sẽ không từ bỏ, cũng không quá nhiều tham vọng, nhưng luôn cố gắng khi có cơ hội.

Rộ tin đồn cầu thủ Chelsea tạo phản ở Mourinho

Một cầu thủ đội một Chelsea tiết lộ rằng anh ta "thà để thua, hơn là cố thắng trận' vì HLV.

Thông tinh này được bình luận viên Garry Richardson tiết lộ trong chương trình phát thanh trực tiếp trên kênh BBC Radio 5 Live hôm qua 1/11. suc khoe doi song    

"Để tôi kể cho mọi người những gì tôi biết về câu chuyện ở Chelsea. Một cầu thủ đội một Chelsea tiết lộ cho tôi thông tin thông qua một kênh trung gian. Tôi được kể rằng quan hệ giữa Mourinho với nhiều học trò đã chạm đáy, và các cầu thủ đã chán ngấy cách ông ta đối xử với vài người trong số họ, chán ngấy những cơn giận của ông ta. Tôi được kể rằng quan hệ giữa Mourinho với Eden Hazard đang rất căng thẳng. Và tiếp đây là một phát ngôn choáng váng. Một cầu thủ Chelsea mới nói rằng 'Tôi thà thua còn hơn cố thắng trận vì ông ta'. Câu này có lẽ chỉ được thốt lên trong lúc nóng giận, nhưng ít nhiều, nó cũng nói lên tâm trạng của một số cầu thủ Chelsea hiện tại", Richardson chia sẻ trên sóng phát thanh.


Cầu thủ Chelsea được cho là đang không hài lòng với Mourinho. Ảnh: AFP.


Chỉ Richardson mới rõ về mức độ xác thực trong các thông tin bình luận viên này có được. Nhưng thực tế ở Chelsea cũng cho thấy Mourinho dường như đang gặp vấn đề thật sự trong việc kiểm soát các học trò. Dàn trụ cột từng toả sáng mùa trước như Ivanovic, Terry, Matic, Diego Costa, Fabregas và nhất là Eden Hazard đồng loạt sa sút khó hiểu. Vì thế, Chelsea dưới trướng "Người Đặc Biệt", dù mang danh ĐKVĐ, khởi đầu mùa giải mới tệ hại chưa từng thấy.

Qua 10 vòng đầu, Chelsea mới chỉ có 11 điểm, xếp thứ 15 Ngoại hạng Anh. Ở Cup Liên đoàn mà họ đang giữ Cup, thầy trò Mourinho sớm dừng bước trước ngưỡng cửa tứ kết khi để thua Stoke trong loạt đá luân lưu. Chính "Người Đặc Biệt", khi được hỏi, đã không dám hứa rằng Chelsea của ông sẽ kịp hồi phục, cán đích trong top 4 Ngoại hạng Anh vào cuối mùa, đặng lấy suất dự Champions League mùa sau.

Trước vòng đấu 11 cuối tuần qua, đã có nhiều thông tin cho rằng một thất bại nữa, dưới tay Liverpool - điều trên thực tế đã xảy ra (Chelsea thua ngược 1-2 ngay trên sân nhà), sẽ làm Roman Abramovich cạn kiên nhẫn, sa thải Mourinho. Tỷ phú người Nga đến hôm qua 1/11, vẫn chưa làm điều đó, nhưng tương lai của HLV người Bồ Đào Nha ở Stamford Bridge thì rõ ràng vẫn bị đặt cạnh một dấu hỏi lớn.

Trong trường hợp bị sa thải, Mourinho có thể nhận khoản tiền đền bù lên tới 47 triệu đôla. Ông cũng được cho là bắt đầu tìm kiếm một bến đỗ tiếp theo cho sự nghiệp, khi bí mật nhờ người đại diện tiếp xúc với PSG bàn về khả năng dẫn dắt đội bóng nhà giàu Pháp từ mùa giải sau.


Mourinho dường như đang mất phương hướng trong việc lèo lái con thuyền Chelsea ra khỏi vùng bão tố khủng hoảng. Ảnh: Reuters.  suc khoe          



Tuy nhiên, với Chelsea, sa thải Mourinho lúc này lại đặt ra một bài toán khó trong việc tìm người thay thế. Báo chí Anh cho rằng Abramovich và ban lãnh đạo Chelsea đã nhắm đến hai cái tên, gồm Carlo Ancelotti và Guus Hiddink, để ngồi vào ghế nóng. Ancelotti được cho là ưu tiên số một, nhưng ông này đang nghỉ ngơi và chỉ muốn ký ngay hợp đồng dài hạn. Hiddink thì lớn tuổi và không được đánh giá cao, khi vừa thất bại thảm hại với tuyển Hà Lan ở vòng loại Euro 2016.

Trông đợi đổ dồn vào Nhật khi Mỹ tìm đối tác tuần tra tại Biển Đông

Sau khi Australia, đồng minh lớn của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, khước từ tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông, mọi con mắt hiện đổ dồn về phía một đồng minh lớn khác: Nhật Bản.




Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Mỹ hoạt động trên biển. Ảnh: US Navy


Sau khi Mỹ hôm 27/10 điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Subi, nơi Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Biển Đông, một câu hỏi quan trọng lập tức được nêu ra đó là liệu các đồng minh và đối tác châu Á có theo chân Washington thực hiện những động thái tương tự để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, theo trang phân tích Strategist của Viện Chính sách Chiến lược Australia.

Chuyên gia dự đoán Mỹ nhất định sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Australia và Nhật Bản, những đồng minh thân cận nhất của họ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Canberra hôm 29/10 thông báo không có kế hoạch tuần tra chung với Washington, đồng thời vẫn sẽ tiếp tục cuộc tập trận với Bắc Kinh trên Biển Đông.  Tin nhanh        
Mọi ánh mắt lúc này chăm chú quan sát Nhật Bản, bởi sự tham gia của Tokyo được coi như một yếu tố giúp thay đổi đáng kể cục diện chiến lược trên Biển Đông. Nhiều chính trị gia cấp cao cùng lãnh đạo quân sự Nhật Bản gần đây thường xuyên đề cập tới lựa chọn này.

Ông Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, hồi tháng một nhắc tới khả năng trong tương lai gần Tokyo sẽ điều tàu phối hợp cùng Washington tiến hành các cuộc tuần tra khu vực.

Ý tứ trên được Đô đốc Katsutoshi Kawano, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), nhắc lại hồi tháng 6. Ông nhận định hành vi xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã gây ra "một mối lo ngại tiềm tàng rất nghiêm trọng" đối với Nhật Bản.

Hơn nữa, dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác quốc phòng của Nhật Bản với một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines hay Indonesia cũng ngày càng trở nên khăng khít hơn. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) 5 tháng trước tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung cùng Philippines như một cách để thể hiện tình đoàn kết.

Nhật Bản còn thực hiện nhiều biện pháp để củng cố quan hệ quốc phòng với hai đồng minh của Mỹ là Australia và Ấn Độ. Các quốc gia này đều đang tìm cách để đối phó với những động thái quân sự liên tục gia tăng của Trung Quốc với mức độ khác nhau.

Tất cả các diễn biến kể trên đều đem đến một cảm nhận chung rằng Nhật Bản dường như sẽ tham gia tích cực, đồng thời thể hiện một vai trò lớn hơn trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở Đông Nam Á.


Chiến hạm thuộc hải quân Mỹ cùng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tháng 11 năm ngoái tham gia cuộc tập trận chung Keen Sword trên vùng biển phía nam Nhật Bản. Ảnh: US Navy


Cơ hội ít ỏi

Song, theo ông Benjamin Schreer, giáo sư về chiến lược và an ninh tại Đại học Macquarie, Australia, Tokyo thực sự chưa có ý định triển khai các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông cùng Mỹ bởi nhiều lý do.

Trong nước, mục tiêu xây dựng một chiến lược và chính sách quốc phòng cứng rắn hơn của chính quyền Thủ tướng Abe hiện phải đối mặt với không ít hoài nghi. Chính ông Abe cũng thừa nhận bản dự luật phòng thủ tập thể, được thông qua tháng trước, mở đường cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài, không nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Do đó, quyết định điều tàu tuần tra trên Biển Đông ở thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ bị truyền thông, cử tri, các đảng đối lập hay thậm chí cả đối tác liên minh của ông Abe cự tuyệt.

Mặt khác, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới lợi ích của Nhật Bản trong quá trình cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo phát sinh từ những tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông thời gian gần đây đang có chiều hướng lắng dịu. Từ quan điểm của giới lãnh đạo Nhật Bản, khiêu khích Trung Quốc vào lúc này là không cần thiết.

Theo Yuichi Hosoyam, giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Keio, Nhật Bản, đề nghị khả thi nhất mà Washington có thể đưa ra là thúc giục Tokyo triển khai các hoạt động tình báo, theo dõi và trinh sát trên Biển Đông. Nhưng "điều này cũng khó có khả năng xảy ra", ông Hosoyam nhận xét. "Thay vào đó, Nhật Bản sẽ chỉ giúp đỡ trong việc cải thiện khả năng của lực lượng bảo vệ bờ biển các nước Đông Nam Á".  Doc bao 24h        


Sau cùng, Nhật Bản không phải là bên liên quan trực tiếp tới các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Nếu Tokyo cử tàu tới tuần tra, Bắc Kinh sẽ phản ứng một cách quyết liệt, từ đó làm sụp đổ những tiến bộ mà đôi bên đã đạt được từ sau cú bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo tháng 11 năm ngoái.

Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là bảo vệ chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc ở Hoa Đông. "Năng lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện tại chưa thể đáp ứng yêu cầu vừa bảo vệ đảo vừa tham gia FONOPS", ông Schreer bình luận.

15 giờ giành sự sống trong con tàu lật tại TP HCM

Anh Tường lần mò trong bóng tối nhưng hơn nửa ngày không tìm được vị trí cửa tàu Hoàng Phúc 18 đang lật úp, chỉ nghe tiếng sóng biển đập dồn dập vào thân tàu. suc khoe doi song      
Sáng 1/11, anh Nguyễn Trung Tường (quê Hà Tĩnh) được đưa vào đất liền. Nhấp ly cà phê bên bờ biển Vũng Tàu, thuyền viên 30 tuổi cho biết đến giờ vẫn không tin mình có thể sống sót sau 15 giờ kẹt trong tàu Hoàng Phúc 18 bị lật.

Anh Tường bảo đây là chuyến đi biển đầu tiên của mình. Tối 30/10, sau khi ăn cơm anh vào phòng nghỉ thì nghe anh em hô hoán "tàu bị nghiêng". Chạy ra hành lang xem xét nhưng vừa đến cửa thì có tiếng trưởng tàu hét lớn "rời tàu gấp". Sau đó là sóng đánh dồn dập, tàu lật úp. "Khi chìm xuống biển tôi ôm chặt đầu cho nước cuốn tự do, lúc nổi lên mọi thứ tối om. Lúc đó tôi mới biết mình bị kẹt trong tàu", anh Tường kể.


Anh Tường kể chuyện tìm đường thoát khỏi tàu trong vô vọng. Ảnh: Phước Tuấn


Tường gào thét gọi mọi người nhưng chỉ có tiếng sóng đập mạnh liên hồi vào thành tàu, nước òng ọc chảy vào trong. "Tôi cố lặn giữa dòng nước để tìm lối ra nhưng không thể xác định được vị trí và các cánh cửa. Những giây phút đầu tiên ấy thật kinh khủng, tôi dồn sức tìm đường thoát ra nhưng bất lực, mệt lả, có lúc thiếp đi. Khi tỉnh lại mò mẫn trong bóng tối, xung quanh nồng nặc mùi dầu nhớt", anh này cho hay.

Tận dụng những khoảng không nhỏ, Tường không ngừng lần mò tìm cửa thoát. Đến khi nước tràn vào tàu dâng cao, anh lại thả mình trôi theo con sóng qua khu vực khác.

Khi không gian ngày càng bị nước chiếm, lằn ranh sinh tử mong manh thì Tường rơi vào đúng khoang hàng có khoảng không khá thoáng. Từ mặt nước lên đến trần đến 3 m và có điểm tựa cho anh nghỉ chân. "Phải thật bình tĩnh mới sống được, tôi tự trấn an mình thế nên tận dụng chỗ nào có không khí, kéo dài thời gian sống chờ được cứu", anh nói.

Rất lâu sau Tường nghe tiếng động cơ tàu chạy xung quanh mỗi lúc mỗi lớn. Anh vỡ òa niềm vui, tìm vật dụng đập vào thành tàu báo hiệu. "Tôi chờ hoài vẫn không thấy ai vào cứu trong khi không khí xung quanh ngày càng ngột ngạt. Tôi lại hoảng loạn qua hết chỗ này, chỗ khác gõ báo hiệu. Nếu mọi người không cứu kịp chắc 1-2 tiếng sau là hết oxy", anh kể.

Phát hiện ánh đèn le lói trong bóng nước, Tường biết mình đã được cứu. "Thấy anh thợ lặn mà nước mắt tôi cứ trào ra, giờ nghĩ lại thấy mình quá may mắn. Chỉ thương các anh em còn lại không biết hiện giờ ra sao", anh Tường nghẹn giọng.


Anh Hải sống sót sau khi được đồng hương chỉ áo phao. Ảnh: Phước Tuấn


Còn anh Nguyễn Văn Hải (32 tuổi) nói rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ quên giây phút anh Quảng (cùng quê Ninh Bình, vừa tìm thấy xác) trao sự sống cho anh. Lúc đó nước tràn vào rất nhiều, Quảng chỉ tay lui phía sau rồi hét lớn "lấy áo phao, lấy áo phao".

"Nước đánh mạnh như sóng thần, tôi chụp được áo phao thì tất cả chìm trong bóng tối và vị mặn chát của biển. Tôi cố giữ chiếc áo phao nên một lúc sau nổi lên, nhìn xung quanh không thấy Quảng đâu nữa. Nếu anh ấy giữ cái áo phao cho mình thì tôi mới là người được tìm thấy xác", anh Hải nói.

Tàu Hoàng Phúc 18 chở hàng xuất phát hôm 28/10 từ cảng ở huyện Long Thành (Đồng Nai). Đi được 70 hải lý gặp sóng lớn, thuyền trưởng quyết định quay lại neo đậu ở phao số 5, cách bờ biển Cần Giờ 7 hải lý.  Tin nhanh        

20h ngày 30/10, 17 thuyền viên chuẩn bị đi ngủ thì sóng to đánh mạnh vào tàu. Hàng hóa bị đẩy về mạn phải, tàu nghiêng dần. Thêm một con sóng lớn đánh phủ qua khiến tàu lật úp. Sau sự cố, các tàu đi ngang qua cứu được 12 người. Hơn nửa ngày sau anh Tường được cứu.

Sáng nay lực lượng chức năng tìm thấy thi thể 2 thuyền viên. Mọi công tác cứu hộ đang diễn ra rất khẩn trương.

Hà Nội còn thiếu2 nhân sự Ban chấp hành đảng bộ

Đại hội đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 16 đã hoàn thành công tác bầu cử Ban chấp hành, 74 đại biểu đã được tín nhiệm. Doc bao 24h           



Chiều 1/11, Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội đã bầu 74 người (khuyết 2 người) vào Ban Chấp hành khóa XVI (nhiệm kỳ 2016-2020). Kết quả nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa mới sẽ được công bố vào sáng 2/11.

Tại buổi họp báo sau ngày làm việc thứ nhất (ngày 1/11), ông Nguyễn Văn Phong, Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, gần 500 đại biểu tại Đại hội được chia thành 12 tổ thảo luận về công tác nhân sự trên tinh thần dân chủ. Tại đại hội không có đại biểu nào tự ứng cử, cũng như không có đại biểu nào được đề cử vào Ban chấp hành khóa mới.


Đoàn chủ tịch đại hội tiến hành bỏ phiếu bầu Ban chấp hành đảng bộ.


“Với số phiếu bầu tập trung, đại hội bầu cử một lần được 74 người vào Ban chấp hành khóa 16”, Phó Ban tuyên giáo nói.

Theo lãnh đạo ban tuyên giáo, danh sách để bầu ra 74 người vào Ban chấp hành gồm có 85 người. Danh sách này do Ban chấp hành khóa 15 chuẩn bị và được đại hội thông qua. Như vậy, số dư là 14,8%, đạt mức gần tối đa (theo quy định là từ 10-15%). suc khoe doi song      

Lý giải việc còn khuyết 2 nhân sự trong Ban chấp hành khóa mới, ông Phong cho biết, một nhân sự là Bí thư thành phố, theo quy định chức danh này sẽ do Bộ Chính trị quyết định. Về nhân sự còn lại, ông Phong sau khi giải thích đã đề nghị tạm thời chưa thông tin nội dung này. 

Trước đó, sau khi đại hội nghe và thảo luận về công tác bầu cử Ban chấp hành khóa mới, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về nội dung này trước khi đại hội chính thức bỏ phiếu. 17h, các đại biểu bắt đầu bỏ phiếu. Theo thông báo của Ban kiểm phiếu, tổng số phiếu phát ra là 495 phiếu, tổng số phiếu thu về là 495 phiếu.

Ngay sau khi việc bầu cử hoàn thành, các đại biểu trúng cử đã dự Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 16 để bầu các chức danh theo quy định. Dự kiến sáng mai (ngày 2/11), kết quả bầu cử Ban chấp hành sẽ được công bố.

Bé gái 10 tháng tuổi thành biểu tượng của thảm kịch máy bay của Nga


Hình ảnh một bé gái chăm chú đứng nhìn những chiếc phi cơ ngay trước khi em lên chuyến bay tới Ai Cập đã trở thành biểu tượng đau thương cho vụ tai nạn máy bay Nga xảy ra hôm 31/10.




 

Darina Gromova, 10 tháng tuổi. Ảnh: Twitter  Doc bao 24h          



Darina Gromova, 10 tháng tuổi, là hành khách nhỏ nhất có mặt trên chuyến bay mang số hiệu 7K9268 thuộc hãng hàng không giá rẻ Kogalymavia (Metrojet). Chiếc phi cơ Airbus 321 này hôm 31/10 rơi xuống bán đảo Sinai sau khi cất cánh khoảng 23 phút từ sân bay Sharm el-Sheikh, Ai Cập, để về St Petersburg, Nga, khiến toàn bộ 217 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Ông bà Aleksey và Tatiana, cha mẹ của Darina, cũng nằm trong số các nạn nhân của thảm kịch, theo RT.

Khi chuẩn bị lên máy bay để trở về Nga, bà Tatiana đã đăng tải lên mạng bức ảnh cô con gái đứng trong phòng chờ, bên ô cửa kính, chăm chú nhìn xuống những chiếc phi cơ đang đỗ tại sân bay. Tấm hình được chụp trước lúc họ sang Ai Cập du lịch.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, hình ảnh của bé Darina được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Hàng nghìn người bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của em. suc khoe doi song

"Hãy yên nghỉ nhé thiên thần bé nhỏ", "Tôi thật sự thấy thương xót cho những con người này, đặc biệt là điều kỳ diệu chỉ mới 10 tháng tuổi kia", là hai trong số rất nhiều bình luận mà người dùng mạng xã hội Twitter viết về Darina.

4 người chết trong cửa hàng điện máy ở thành phố Thanh Hóa

Phá khóa vào bên trong, người thân phát hiện thi thể vợ chồng chủ đại lý điện máy ở tầng một và thi thể hai người con ở tầng trên. suc khoe doi song   

Không thấy gia chủ mở cửa bán hàng như thường lệ và không liên lạc được, đến 21h ngày 1/11, người thân và hàng xóm đã phá cửa đại lý điện máy ở số 218, phố Trần Phú (TP Thanh Hóa), phát hiện vợ chồng chủ nhà đã tử vong. Người chồng được xác định chết trong tư thế treo cổ.


 

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc đang được phong tỏa. Ảnh: Hoàng Lê.


Trên tầng 2 của tòa nhà, người thân tiếp tục phát hiện thi thể hai người con trai của chủ nhà.

Ông Nguyễn Thành Vĩnh, Đội trưởng điều tra tổng hợp, Công an Thanh Hóa xác nhận với VnExpress, 4 người thiệt mạng trong đại lý điện máy là người trong một nhà. Người chồng là Ngô Lê Hà, năm nay 45 tuổi làm nghề xây dựng. Người vợ 42 tuổi ở nhà kinh doanh điện máy. Người con trai lớn 23 tuổi và cậu em út năm nay 12 tuổi.

Gia đình anh Hà quê ở Nam Trực (Nam Định), xây dựng tòa nhà mở đại lý bán đồ điện máy cách đây vài năm ở ví trị khá thuận lợi, sát quốc lộ 1A cũ.
 

Khoảng 22h30, cảnh sát tiếp cận phía trong của căn nhà, đèn điện trong một số phòng được bật sáng. Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác điều tra.

Sau hơn một giờ khám nghiệm hiện trường, Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa cho VnExpress biết, lực lượng chức năng tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh bên trong ngôi nhà. Nội dung bức thư thể hiện mong muốn của cả gia đình tìm đến cái chết vì lý do làm ăn thua lỗ. Đại tá Phương cho biết, điều tra ban đầu cho thấy anh Hà tử vong vì treo cổ. Ba thành viên còn lại của gia đình chết vì chất độc.

Lúc gần 24h, thi thể các nạn nhân đã được chuyển khỏi căn nhà.  Doc bao 24h            

Theo một người hàng xóm, chập tối qua, đại lý này vẫn mở cửa bán hàng nhưng đóng cửa cả ngày hôm nay.

Cơ quan chức năng tiếp tục phong tỏa và khám nghiệm hiện trường.

Xây nhà 2 tầng trên diện tích 68 m2 hết bao tiền?

Tôi có mảnh đất mặt tiền 4m ở quận 12 (TP HCM), dự định xây nhà có 3 phòng ngủ. 
suc khoe doi song     
Đường trước nhà đổ bê tông rộng 7m. Tôi dự định xây hết đất với tầng một gồm nhà để xe máy (sân trước lợp mái tôn), phòng khách, cầu thang, phòng ngủ, phòng bếp và WC. 

Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ, phòng thờ, sân phơi, WC. Tầng này đổ mái bê tông. Doc bao 24h           

Nhờ các bạn tư vấn về thiết kế như vậy được không, tổng chi phí tạm tính khoảng bao nhiêu.

Buổi ra mắt thơ của Nguyễn Việt Chiến

Đông đảo bạn bè làng văn đến chúc mừng, nói chuyện về thi ca khiến chương trình ra mắt sách của Nguyễn Việt Chiến trở thành buổi họp mặt thân mật.  suc khoe doi song   




Hà Nội trở lạnh trong ngày đầu tháng 11, nhưng phòng họp của Bảo tàng Phụ nữ, nơi ra mắt hai tập thơ Tổ quốc nhìn từ biển và Hoa hồng không vỡ toát lên sự ấm cúng. Đông đảo gương mặt thi ca, văn học cùng tới chúc mừng thi sĩ "Tổ quốc và biển cả".

 

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (phải) trong buổi ra mắt hai tập thơ.


Nguyễn Việt Chiến ngoài viết báo còn là tác giả của những bài thơ tâm huyết về biển đảo, Tổ quốc - được tập hợp trong cuốn Tổ quốc nhìn từ biển. Đây là những bài viết ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc cả nước như Tổ quốc nhìn từ biển, Tổ quốc là tiếng mẹ, Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra, Tổ quốc bên bờ biển cả... Nhiều bài thơ của Nguyễn Việt Chiến được phổ nhạc. Trong tập xuất hiện một số thể nghiệm mới về thể loại truyện ngắn - thơ (truyện ngắn kết hợp thơ) như: Gặp Nguyễn Du trên sông đêm, Sự nổi loạn của tranh...

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ: "Tôi cảm giác Nguyễn Việt Chiến 'lên đồng' với chủ đề về Tổ quốc, tình yêu đất nước. Mỗi bài một cảm xúc, cái thì tinh tế, cái thì hào hùng... Hình như sự 'lên đồng' của anh cũng quá mạnh mẽ, vì thế anh in thêm tập Hoa hồng không vỡ đầy tính dịu dàng... Hai tập như một cặp phạm trù nhưng không đối lập nhau".

Hoa hồng không vỡ cho thấy Nguyễn Việt Chiến là cây thơ tình nồng nàn, đắm đuối bên cạnh tác giả của thể loại chính sự. Anh tâm sự: "Trong cuộc đời thi sĩ, mỗi người đẹp đi qua đều để lại một câu chuyện tình thú vị. Tôi nâng niu những kỷ niệm về họ trong ký ức đầy sóng gió của cuộc đời. Họ là một phần quan trọng trong tài sản tinh thần thi ca của tôi". Nguyễn Việt Chiến truyền tải tinh thần đó thành tứ thơ lãng mạn, day dứt qua: Cát đợi, Mùa thu không trở lại, Hoa hồng không vỡ, Có một người bị ướt thức trong ta, Để nhớ về em...

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm bày tỏ sự xúc động: "Sự ra đời của hai tập thơ này như một nguồn nước mát với tôi. Gần đây có những chuyện xảy ra, kể cả ồn ào trong thơ ca, khiến tôi buồn phiền. Nhưng hôm nay tới đây, gặp các bạn, tôi thấy được an ủi, thấy nhà thơ được quan tâm, yêu thương nhiều quá".

"Bác sĩ hoa súng" nói thêm ông đến dự buổi họp là để chiêm ngưỡng những người thơ . Đó là: Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Văn Thọ, Hữu Ước, Đặng Vương Hưng... Các nhà phê bình, giới nghiên cứu văn chương cũng hội ngộ, gồm Văn Chinh, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị Minh Thái, Ngô Thảo... Từ miền Nam, nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng ra Hà Nội để dự buổi ra mắt.

Nhà thơ Bằng Việt nói: "Tôi về đây để được sống trong không khí thơ ca ấm áp. Về đây tôi được bao bọc trong một buổi họp mặt thân tình".

 

Hai tập thơ mới phát hành của Nguyễn Việt Chiến.


Trong buổi họp, nhà văn Nguyễn Văn Thọ xúc động khi nhớ về tình bạn giữa bốn người: cố nhà thơ Bế Kiến Quốc, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Việt Chiến, họa sĩ Thành Chương. Tác giả của Quyên nhận xét bạn mình là một người có tâm hồn thi sĩ, một người thơ khi luôn rung động và đưa ra những vần thơ trước cái đẹp. Trong niềm rưng rưng, ông đọc một bài thơ trữ tình của Nguyễn Việt Chiến.

Trước những lời chia sẻ tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến không giấu được niềm vui và sự xúc động. Ông kể hai tập thơ ra đời là một mối duyên, chứ không chỉ xuất phát từ việc phát hành sách. Cách đây hai tháng, bà Khúc Thị Hoa Phượng - Tổng biên tập Nhà xuất bản Phụ Nữ - gọi điện cho nhà thơ, nói rằng thời sinh viên bà rất thích những vần thơ tình Nguyễn Việt Chiến và đề nghị tác giả gom thơ để xuất bản. Dù đã in tới sáu, bảy tập, Nguyễn Việt Chiến vẫn lựa chọn trong gia tài những tác phẩm hay nhất để in. suc khoe      
Với Nguyễn Việt Chiến, hai tập thơ ra đời như một kỷ niệm trong cuộc đời sáng tác và buổi ra mắt cũng để lại trong lòng ông ngọn lửa ấm. "Trước đây tôi nghĩ 'thơ hay' như một tấm gương, soi vào đó thấy cuộc đời mình hiện lên. Nhưng giờ tôi nghĩ 'thơ hay' phải đánh thức con người, không phải ở góc độ mỹ học mà là chiêm nghiệm nỗi đau, chia sẻ với con người những mất mát, hạnh phúc. Tôi rất thích lời nói của một nhà thơ nước ngoài, đại ý 'thơ là nền nghệ thuật chia sẻ với con người'", Việt Chiến nói.