Tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch của Triều Tiên hồi tuần trước đã khiến thế giới thêm lo lắng. Hội đồng Bảo An họp khẩn, Hàn Quốc tái triển khai loa phóng thanh ở biên giới liên Triều, còn Mỹ điều B-52 áp sát không phận Triều Tiên.
Nhiều khả năng quốc gia bí ẩn ở châu Á này sẽ phải hứng chịu thêm các biện pháp cấm vận.
Ông Rajiv Nayan, nhà nghiên cứu tại Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ Triều Tiên không thể tự mình phát triển vũ khí hạt nhân mà nhận được sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của cả một mạng lưới, và mạng lưới đó "đi qua các nước láng giềng của Ấn Độ".
Các quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tham dự cuộc họp khẩn sau khi Triền Tiên thử hạt nhân lần thứ tư.
Trước tình thế đó, theo ông Nayan, New Delhi không nên chỉ im lặng đứng nhìn, mà nên xem xét lại các phương án chiến lược và an ninh của mình.
Ông này gợi ý, để bảo vệ mình, "ngay cả nếu Ấn Độ không tiến hành thử hạt nhân ngay lập tức, thì cũng nên tính tới các phương án tiến hành điều đó trong tương lai".Xem thêm AngelaPhuong Trinh
Cũng theo ông Nayan, Ấn Độ nên có những bước đi về ngoại giao và mang tính chiến lược với tất cả các bên bị ảnh hưởng bởi vụ thử bom H của Triều Tiên, đồng thời đề nghị phương Tây chú ý nghiêm túc tới diễn biến ở Bình Nhưỡng.
"Tới nay, phương Tây dường như đang giao phó cho Trung Quốc giám sát vấn đề Triều Tiên... Trung Quốc đang sử dụng Triều Tiên như một quân tốt trong một trò chơi lớn".
Cũng theo nhà nghiên cứu Nayan, Ấn Độ cũng đồng tình với các quan điểm từ phương Tây rằng, nhiều khả năng vụ thử bom lần này không phải là bom nhiệt hạch như những gì Triều Tiên tuyên bố, song không nên quá chủ quan.
"Chúng ta nên nhớ rằng, người ta cũng bày tỏ sự hoài nghi khi nước này (Triều Tiên) đe dọa phát triển vũ khí hạt nhân. Cuối cùng, năm 2006, nước này đã tiến hành một vụ thử hạt nhân thật, và đã được kiểm chứng, và sau đó, họ lại thử thêm 2 lần nữa vào năm 2009 và 2013".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét